MỘT SỐ CĂN CỨ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ BÁC BỎ LUẬN ĐIỆU LỢI DỤNG VẤN ĐỀ DÂN TỘC ĐỂ PHÁ HOẠI KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN VÀ SỰ THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC
Psy.006
Vấn
đề dân tộc mà các thế lực thù địch lợi dụng để chống phá sự nghiệp cách mạng
Việt Nam gần đây, như một số sự kiện diễn ra ỏ Tây Nguyên năm 2001, 2004 và
những năm gần đây, không phải là khái niệm dân tộc theo nghĩa - quốc gia dân
tộc, được chế định ở khái niệm quốc tịch (Nationality) mà
là khái niệm dân tộc thiểu sô" (Ethnic minority).
Trong
lý luận và pháp lý quốc tế, khái niệm dân tộc và
dân tộc thiểu số là hai
khái niệm khác nhau: Dân tộc,
với nghĩa quốc gia dân tộc chủ yếu thuộc phạm trù các quan hệ quốc tế, trong đó
mỗi quốc gia dân tộc dù lớn hay nhỏ đều là chủ thể của luật quốc tế - mà đại
diện ở đây là các Chính phủ. Còn khái niệm dân tộc thiểu
sô' dùng để chỉ một bộ phận (có khi đươc goi là cộng
đồng) dân cư của một dân tộc thì thuộc quan hệ nội bộ của mỗi quốc gia.
Kế
thừa, vận dụng và phát triển tư tưởng của V.I.Lênin trong vấn đề dân tộc, Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã phát triển và giải quyết một cách sáng tạo vấn đề dân tộc ở
nước ta. Đó là: Cách mạng giành lại độc lập dân tộc và thống nhất đất nước gắn
liền với đại đoàn kết giữa các dân tộc trong một quốc gia đa dân tộc.
Tư tưởng Hồ
Chí Minh về vấn đề dân tộc dựa trên hai quan điểm lớn:
Một là, tư tưởng của Lênin về dân tộc và thuộc địa
- đó là tư tưởng về giải phóng các dân tộc bị áp bức bởi chủ nghĩa đế quốc, xây
dựng đất nướ theo con đường xã hội chủ nghĩa;
Hai là, chống lại âm mưu, thủ đoạn “chia để trị” của chủ
nghĩa đế quốc, giữ vững sự thống nhất đất
nước và toàn vẹn lãnh thổ, xây dựng một cộng đồng bình đẳng, đoàn kết, giúp
đỡ lẫn nhau cùng phát triển.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước ta nhất quán thực
hiện chính sách dân tộc, mà nội dung cơ bản của chính sách đó là bảo đảm quyền
bình đẳng mọi phương diện của các dân tộc thiểu số với đồng bào Kinh, đồng thời
giúp đỡ đồng bào nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, giữ gìn bản sắc văn
hóa của mình, nhanh chóng tiến kịp trình độ phát triển chung của cả dân tộc
Việt Nam.
Những hoạt động bạo loạn ở Tây nguyên trong những năm vừa qua, những âm
mưu thiết lập nhà nước dân tộc tự trị chẳng những là phi pháp đối với pháp luật
Việt Nam, mà còn là phi pháp đối với pháp luật quốc tế.
Có thể khẳng định rằng, tuyệt đối không có một văn kiện quốc tế nào ghi
nhận quyền của các nhóm thiểu số được thành lập nhà nước riêng, hoặc được quyền
không tuân thủ pháp luật quốc gia trong cộng đồng dân tộc mình. Công csa quốc
tế về các quyền dân sự, chính trị chỉ ghi nhận quyền của các nhóm thiểu số về
văn hóa, đó là quyền có đời sống văn hóa riêng, quyền được theo và thực hành
văn hóa riêng, hoặc quyền được sử dụng tiếng nói riêng.
Quyền tự quyết của các dân tộc ghi trong các công ước quốc tế về quyền
con người bao gồm quyền quyết định thể chế chính trị, phát triển kinh tế, văn
hóa và định đoạt tài nguyên thiên nhiên. Đó là các quyền của mỗi quốc gia, mỗi
nhà nước với tư cách là chủi thể cơ bản của Công pháp quốc tế nói chung và Công
ước quốc tế về quyền con người nói riêng, tuyệt đối không phải là quyền của các
nhóm thiểu số.
Vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc của Đảng ta từ trước tới nay luôn được quan tâm đúng mức. Dưới sự lãnh đạo tài tình của Đảng cộng sản Việt Nam và sức mạnh đại đoàn kết dân tộc mà cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này, đến thắng lợi khác. Việc chia rẽ mối đoàn kết dân tộc là âm mưu thủ đoạn của chiến lược "DBHB" của CNĐQ và các thế lực thù địch, chúng ta hãy cảnh giác không bị mắc mưu.
Trả lờiXóa