CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA CUỘC ĐẤU TRANH CHỐNG LẠI CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH LỢI DỤNG VẤN ĐỀ DÂN CHỦ NHÂN QUYỀN, DÂN TỘC, TÔN GIÁO

Psy 006: 
Theo quan điểm của Đảng ta cũng như cộng đồng quốc tế, việc bảo đảm quyền con người trước hết thuộc về trách nhiệm của mỗi nhà nước. Tuy nhiên, ngày nay vấn đề nhân quyền không còn là vấn đề nội bộ của mỗi quốc gia, nhất là những quốc gia đã tham gia các Công ước quốc tê về quyền con người. Bởi vậy, mỗi nhà nước, trong khi bảo đảm quyền con người ở nước mình, đồng thời quốc gia đó còn phải chịu sự giám sát của các cơ quan nhân quyền của Liên hợp quốc và sự nhìn nhận đánh giá (thông qua dư luận) của cộng đồng quốc tế.
Cơ sở pháp lý cuộc đấu tranh của chúng ta là hệ thống các văn kiện quốc tế về quyền con người, bao gồm: các văn kiện không có tính ràng buộc như: Hiến chương, Tuyên ngôn, Tuyên bố... và các văn kiện có tính ràng buộc về mặt pháp lý như: các Công ước, Nghị định thư...; và pháp luật quốc gia, bao gồm: Hiến pháp, pháp luật và pháp lệnh.
Các văn kiện có tính ràng buộc về mặt pháp lý bao gồm nhiều Công ước quốc tế và Nghị định thư, trong 3 có những Công ước cơ bản và quan trọng sau:
- Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị (1966).
- Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hoá (1966).
- Công ước chông tra tấn và sử dụng các hình thức trừng phạt hay đối xử tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người (1984).
- Công ước quốc tế về loại trừ mọi hình thức phân biệt chủng tộc (1965).
- Công ước về xoá bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (1979).
- Công ước về quyền trẻ em (1989).
Nắm vững và triệt để khai thác những văn kiện trên để phục vụ cho cuộc đấu tranh chính trị - tư tưởng và đấu tranh pháp lý là hết sức quan trọng, nhất là trong giai đoạn hiện nay.


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

ÁM THỊ VÀ ĐỒNG NHẤT HÓA, NHỮNG CƠ CHẾ TÂM LÝ XÃ HỘI DỄ BỊ KẺ XẤU LỢI DỤNG

“TỰ DIỄN BIẾN”, “TỰ CHUYỂN HÓA” CUỘC ĐẤU TRANH KHÔNG KHOAN NHƯỢNG

Ông Bùi Tín không thể xuyên tạc lịch sử