Tìm hiểu thêm về sự phát triển tâm lý người
 từ phương diện tiến hóa chủng loại
Ở loài người, sự phát triển vượt bậc về tâm lý được thúc đẩy bởi ba thành tựu cơ bản của cả nhân loại: việc chế tạo công cụ lao động; sự sản xuất các đối tượng văn hóa vật chất và tinh thần; sự xuất hiện ngôn ngữ và lời nói.
          Vấn đề nguồn gốc nảy sinh, hình thành, phát triển tâm lý, ý thức xét cả về phương diện loài người (phát triển loài) và cả phương diện riêng của từng người (phát triển cá thể) là một trong những vấn đề cơ bản của tâm lý học. Tâm lý, ý thức là kết quả sự phát triển lâu dài của vật chất. Sự sống ra đời cách đây khoảng 2500 triệu năm. Sự nảy sinh, phát triển tâm lý, ý thức gắn liền với sự sống. Xét về mặt tiến hoá chủng loại thì tâm lý, ý thức nảy sinh và phát triển qua ba giai đoạn lớn:
- Từ vật chất chưa có sự sống (vô sinh) phát triển thành vật chất có sự sống (hữu sinh);
- Từ sinh vật chưa có cảm giác phát triển thành sinh vật có cảm giác và các hiện tượng tâm lý khác, không có ý thức;
- Từ động vật cấp cao không có ý thức phát triển thành người, thành chủ thể có ý thức.
Tâm lý, ý thức là kết quả của sự phát triển lâu dài củavật chất. Sự nảy sinh, phát triển tâm lý, ý thứcgắn liền với sự sống. Xét về mặt tiến hóa chủng loại thì tâm lý, ý thức nảy sinh và phát triển qua 3 giai đoạnlớn:
- Từ vật chất chưa có sự sống phát triển thành vật chất có sự sống.
- Từ sinh vật chưa có cảm giác phát triển thành sinh vật có cảm giác và các
hiện tượng tâm lý khác nhưng chưa có ý thức.
- Từ động vật cấp cao chưa có ý thức phát triển thành người, thành chủ thể đã có ý thức.
1. Sny sinh và hình thành tâm lý vphương din loài người
Ở những loài sinh vật dưới mức côn trùng (các loài nguyên sinh, bọt bể…) chưa có tế bào thần kinh hoặc nếu có đi chăng nữa thì mạng thần kinh phân tán khắp cơ thể và chỉ mới có tính chịu kích thích. Tính chịu kích thích là khả năng đáp trả lại các kích thích của môi trường ảnh hưởng trực tiếp đếnsự tồntại và phát triển củacơ thể. Đây là cơ sở cho tính cảm ứng (nhạy cảm) xuất hiện.
Phản ánh tâm lý đầu tiên đượcnảy sinh dưới hình thái nhạy cảm (tính cảm ứng). Trên cơ sở tính chịu kích thích, ở một số loài côn trùng như: giun, ong… bắt đầu xuất hiện hệ thần kinh mấu (hạch). Tính nhạy cảm được xem là mầm mống đầu tiên của tâm lý. Từ hiện tượng tâm lý đơn giản nhất này (cảm giác) phát triển lên thành các hiện tượng tâmlý phứctạphơn.
Sự phát triển tâm lý của con người đã trải qua 3 thời kỳ cơ bản: cảm giác, tri giác, tư duy (bằng tay và ngôn ngữ). Tuy nhiên xét theo nguồn gốc nảy sinh hành vi thì 3 thời kỳ đó là: bản năng, trí tuệ và kỹ xảo.
Cảm giác là thời kỳ đầu tiên trong phản ánh tâm lý có ở động vật không xương sống. Ở thời kỳ này, con vật chỉ mới đáp trả từng kích thích riêng lẽ. Ở động vật bậc cao và con người cũng có thời kỳ cảm giác nhưng cảm giác này khác so với cảm giác của loài vật.
Tri giác bắt đầu xuất hiện ở loài cá. Hệ thần kinh hình ống với tủy sống và vỏ não giúp cho động vật từ loài cá trở đi có thể đáp trả lại tổ hợp các kích thích của môi trường. Từ loài lưỡng cư, bò sát, chim đến động vật có vú thì tri giác đạt đến mức độ hoàn chỉnh nhưng tri giác của con người thì phát triển hơn cả.
Thời kỳ tư duy được chia làm hai giai đoạn: tư duy bằng tay và tư duy bằng ngôn ngữ. Cách nay khoảng hơn 10 triệu năm, loại vượn Oxtralopitec có vỏ não phát triển, đã biết dùng hai bàn tay để sờ mó, láp ráp, giải quyết các tình huống cụ thể trước mặt, loại tư duy này được gọi là tư duy bằng tay hay tư duy cụ thể. Ở con người, tư duy bằng ngôn ngữ mới phát triển. Nhờ tư duy bằng ngôn ngữ mà hoạt động của con người có tính mục đích, có tính kế hoạch cao nhất và hoàn chỉnh nhất từ đó con người không chỉ nhận thức và cải tạo thế giới mà còn có thể tự nhận thức và điều chỉnh bản thân.
Theo cách tiếp cận nảy sinh hành vi thì từ loài côn trùng trở đi bắt đầu có hành vi bản năng. Bản năng là những hành vi bẩm sinh, mang tính di truyền, có cơ sở sinh lý là phản xạ vô điều kiện và mang tính ổn định của loài. Các loài động vật có xương sống và con người cũng có bản năng. Tuy nhiên, bản năng của con người chịusự chi phối của ý thức, có sự tham gia của tư duy, mang tính xã hội và mang đặc điểm lịch sử loài người.
Thời kỳ kỹ xảo xuất hiện sau thời kỳ bản năng trên cơ sở luyện tập. Hành vi kỹ xảo được lặp đi lặp lại nhiều lần và dần định hình trong não động vật.
Thời kỳ hành vi trí tuệ là kết quả của sự luyện tập, do cá thể tự tạo trong đời sống. Hành vi trí tuệ của vượn người chủ yếu tập trung giải quyết các tình huống cụ thể có liên quan đến việc thỏa mãn các nhu cầu mang tính bản năng của cơ thể. Hành vi trí tuệ của con người được nảy sinh thông qua hoạt động, được xem là sản phẩm của hoạt động nhằm nhận thức bản chất, mối quan hệ có tính quy luật, thích ứng và cải tạo thế giới khách quan. Hành vi trí tuệ của con người gắn liền với ngôn ngữ và ý thức.
2. Các giai đon phát trin tâm lý người vphương din cá th
Sự phát triển tâm lý của con ngườitừ lúc sinh ra cho đến khi từ giã cõi đời trải qua nhiều giai đoạn. Mỗi giai đoạn có những đặc trưng cơ bản và ảnh hưởng khác nhau đếnsự phát triển tâm lý của cá nhân. Vì thế, việc phân định chính xác các giai đoạn phát triển tâm lý người, nhận biết các dấu hiệu đặc trưng, tìm hiểu vai trò, quy luật phát triển, cơ chế chuyển tiếp giữa các giai đoạn… có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận cũng như thực tiễn.
Giai đoạn phát triển tâm lý là một trong những vấn đề quan trọng trong Tâm lý học được nhiều nhà tâm lý học trên thế giới quan tâm (L.X. Vugotxki, A.N. Leonchiev, D.B. Elkonin, H.Walon, J.Piaget… Theo L.X. Vugotxki, giai đoạn phát triển là thời kỳ hay mức độ phát triển nhất định đóng kín một cách tương đối, đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến quá trình phát triển chung, trong đó những quy luật phát triển được thể hiệnmột cách độc đáo khác về chất so với các thời kỳ khác.
J.Piaget thì cho rằng, giai đoạn phát triển tâm lý là những hình thức tổ chức hoạt động tâm lý dưới 2 khía cạnh thống nhấtvới nhau, một mặt là khía cạnh vận động hoặc trí tuệ,mặt kia là cảm xúc, cũng như xác định theo 2 chiều: cá nhân và xã hội.
A.N.Leonchiev và D.B.Elconin căn cứ vào hoạt động và hoạt động chủ đạo để phân chia các giai đoạn phát triển. D.B.Elconin cho rằng, từ lúc ra đời cho đến khi trưởng thành, sự phát triển tâm lý của trẻ em trải qua những giai đoạn có chất lượng riêng, kế tiếp nhau. Mỗi giai đoạn được tính theo mối quan hệ nào của trẻ với thực tại là chủ đạo, loại hoạt động nào là chủ đạo. Vậy hoạt động chủ đạo là gì?  Hoạt động chủ đạo là hoạt động đặc trưng cho trẻ em ở mỗi giai đoạn lứa tuổi, có tác dụng tạo ra những nét tâm lý mới làm nảy sinh các nhu cầu, hứng thú chủ yếu của trẻ ở lứa tuổi đó.
Hiểu sự phát triển tâm lý người từ phư­ơng diện tiến hoá chủng loại?
* Các cấp độ phản ánh
- Phản ánh vô cơ
- Phản ánh sinh lý: Tính chịu kích thích
- Phản ánh tâm lý: Phản ứng với các kích thích có tính chất tín hiệu: tính nhạy cảm
* Các thời kỳ phát triển tâm lý
- Theo mức độ phản ánh
+ Thời kỳ cảm giác: Thời kỳ đầu tiên trong phản ánh tâm lý
+ Thời kỳ tri giác: Thời kỳ tiếp theo…
+ Thời kỳ tư duy: Bằng tay sau đó là tư duy bằng ngôn ngữ
- Theo nguồn gốc nảy sinh hành vi
+ Hành vi bản năng: Truyền lại theo di truyền
+ Hành vi kỹ xảo: Hành vi tập thành trong đời sống cá thể
+ Hành vi trí tuệ: Hành vi do sinh vật tự tạo trong cuộc sống
Đ.Q.Psy11


Nhận xét

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

ÁM THỊ VÀ ĐỒNG NHẤT HÓA, NHỮNG CƠ CHẾ TÂM LÝ XÃ HỘI DỄ BỊ KẺ XẤU LỢI DỤNG

“TỰ DIỄN BIẾN”, “TỰ CHUYỂN HÓA” CUỘC ĐẤU TRANH KHÔNG KHOAN NHƯỢNG

Ông Bùi Tín không thể xuyên tạc lịch sử