PHÂN BIỆT DƯ LUẬN VÀ
TIN ĐỒN
Việt Hà
1.1 Đặt vấn đề :
Dư
luận và tin đồn là những hiện tượng tâm lý xã hội phức tạp, nó hình thành trong
nhóm và tập thể phản ánh những sự kiện hiện tượng xảy ra liên quan đến nhu cầu,
lợi ích và mong muốn của xã hội, nhóm, cộng đồng. Chúng khác nhau về bản chất và
cơ chế hình thành, nhưng về hình thức biểu
hiện trong thực tế có những điểm giống nhau ( sự lan truyền thông tin, sự bàn luận,
trao đổi cá nhân…) do đó chúng ta có thể nhận diện không chính xác, không đúng đâu
là dư luận, đâu là tin đồn trong thực tiễn. Nguyên nhân chính là chủ thể chưa có
sự hiểu biết đầy đủ về hai hiện tượng này, không nắm bắt được bản chất của dư luận(
sự phán xét, đánh giá của nhóm, tập thể về sự kiện hiện tượng liên quan đến nhu
cầu, lợi ích của đa số các thành viên trong tập thể; còn tin đồn là sự lan truyền
thông tin không chính thức từ cá nhân này sang cá nhân khác mang đậm dấu ấn chủ
quan và thiên kiến cá nhân.Trong công tác giáo dục và quản lý bộ đội, việc nhận
diện đúng và chính xác dư luận và tin đồn xảy ra trong tập thể có ý nghĩa rất
quan trọng, là cơ sở cho cán bộ quản lý điều khiển có hiệu quả.
1.2.Cách tiến hành :
Mục đích
sử dụng bài tập số 65 trong Bài tập thực hành Tâm lý học quân sự (1) cho đội ngũ
cán bộ quản lý ở Trường sĩ quan X thực hành, nhằm đánh giá khả năng của họ
trong việc nhận diện dư luận và tin đồn, phân biệt giữa dư luận và tin đồn cũng
như cách thức khắc phục tin đồn và kỹ năng điều khiển dư luận tập thể học viên.
Đối
tượng là những cán bộ quản lý học viên gồm 28 sĩ quan là cán bộ chính trị, cán
bộ quân sự làm nhiệm vụ chỉ huy, quản lý và giáo dục học viên.
Tập
trung phổ biến, quán triệt rõ yêu cầu, cách làm, tiến hành phát bài tập cho cán
bộ thực hiện.
Nội dung bài tập:
Theo đồng chí, trường hợp nào là dư luận, trường hợp nào là tin đồn ? Nêu biện
pháp để khắc phục tin đồn, điều khiển dư luận như thế nào ?
A.Trong
thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, một tiểu đoàn bộ binh chia làm ba mũi tấn công để
tiêu diệt cứ điểm của địch ở Bảo Lộc, Lâm Đồng. Cuộc chiến đang diễn ra quyết liệt
thì ở một cánh quân bỗng xuất hiện luồng tin rằng hai mũi tấn công khác của tiểu
đoàn đã bị tiêu diệt. Cùng lúc ấy trên máy bay trực thăng, địch dùng loa kêu gọi
bộ đội ta đầu hàng. Việc đó đã gây ra những ảnh hưởng không tốt đến tinh thần
chiến đấu của bộ đội. Người chỉ huy tìm hiểu, xác minh xem nguồn tin đó từ đâu
ra mới biết rằng nguyên nhân là do một chiến sĩ nhặt được tờ truyền đơn của địch
có nội dung trên và lan truyền tin đó sang người khác, sự thật không phải như vậy.
B.
Một đồng chí đại đội trưởng có năng lực chỉ huy bộ đội nhưng trong sinh hoạt
hay rượu chè và rất nóng nảy. Một lần chiến sĩ trong đơn vị vi phạm kỷ luật, đồng
chí đó không kiềm chế được và đã có hành vi thô bạo với chiến sĩ. Sự kiện đó được
cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị bàn tán rất nhiều, hầu hết mọi người đều cho rằng
điều đó là không thể chấp nhận được, thái độ chung của tập thể là đòi hỏi người
cán bộ đó phải khắc phục triệt để tính nóng nảy, không để tái diễn hành động thô
bạo với cấp dưới, chiến sĩ nữa.
1.3. Phân tích kết quả thực hành.
Bảng 1:Tổng hợp chung về sự
nhận diện dư luận và tin đồn
Tình
huống
|
Dư
luận
|
Tin
đồn
|
Tổng
số (28)
|
|
Đúng
|
Sai
|
|||
A
|
04
( sai )
|
24
( đúng )
|
24
|
04
|
B
|
25
( đúng )
|
03
( sai )
|
25
|
03
|
Trong bµi tËp trªn: ®¸p ¸n t×nh
huèng A lµ tin ®ån, t×nh huèng B lµ d luËn.
Kết quả cho thấy có 4/ 28 đối tượng nhận diện không chính xác tin đồn, cho đó là
dư luận; có3/28 đối tượng nhận diện không đúng hiện tượng dư luận trong tập thể,
ngộ nhận đó là những tin đồn. Tìm hiểu sâu hơn, xem sự nhận diện về hai hiện tượng
tâm lý xã hội này của từng loại cán bộ, chúng tôi thu được kết quả ở bảng dưới đây.
Bảng 2: Tổng hợp sự nhận diện dư luận và tin đồn
theo loại cán bộ
Tình
huống
|
Dư
luận
|
Tin
đồn
|
Tổng
số
|
|||
Cán
bộ CT
|
Cán
bộ QS
|
Cán
bộ CT
|
Cán
bộ QS
|
Đúng
|
Sai
|
|
A
|
01
( sai )
|
03
( sai )
|
14
( đúng )
|
10(
đúng )
|
24
|
04
|
B
|
15
( đúng)
|
10(
đúng )
|
0
( sai)
|
03
( sai)
|
25
|
03
|
KÕt qu¶ cho thÊy: ë t×nh huèng A
cã 3 c¸n bé qu©n sù ( 1 ®ång chÝ ®¹i ®éi trëng, 2 ®ång chÝ ®¹i ®éi phã qu©n sù
) vµ 1 c¸n bé chÝnh trÞ ( chÝnh trÞ viªn phã ®¹i ®éi ) nhËn diÖn nhÇm, cho r»ng
®ã lµ hiÖn tîng d luËn. Ơ
tình huống B có 3 cán bộ quân sự không nhận diện
chính xác nội dung tình huống, cho đó là hiện tượng tin đồn.ĐiÒu lu ý
lµ kh«ng cã mét c¸n bé tiÓu ®oµn trëng, chÝnh trÞ viªn tiÓu ®oµn vµ ®¹i ®éi
nµo nhÇm lÉn, nhËn diÖn sai trong c¶ hai t×nh huèng cña bµi tËp. Nguyên nhân là do các cán bộ này
đều được đào tạo cơ bản kiến thức về khoa học xã hội nhân văn nói chung kiến thức
về tâm lý học quân sự nói riêng có hệ thống; cùng với đó là thâm niên công tác
nhiều hơn, tích luỹ được nhiều kinh nghiệm giáo dục quản lý học viên đã giúp họ
nhanh chóng nắm bắt sự kiện, phân biệt rõ sự khác biệt giữa hai hiện tượng tâm
lý xã hội. Trong khi đó, số cán bộ quân sự
thường chỉ tập trung vào lĩnh vực quân sự, hành chính, hậu cần, kỹ thuật
ít quan tâm đến công tác tư tưởng, giáo dục, thời gian công tác còn ngắn, kinh
nghiệm tích luỹ còn ít là nguyên nhân dẫn đến sự nhầm lẫn, không chính xác
trong phân biệt giữa dư luận và tin đồn. Đây cũng là những hạn chế của họ trong
điều khiển dư luận tập thể học viên trong công tác giáo dục quản lý bộ đội.
Về biện pháp điều
khiển dư luận và khắc phục tin đồn của cán bộ quản lý.
Cán
bộ quản lý đã đề xuất nhiều biện pháp điều khiển dư luận tập thể, kết quả thu được
rất phong phú dưới dạng định tính mà chúng tôi có thể khái quát như sau:
-Phát
huy vai trò, trách nhiệm của cấp uỷ, người chỉ huy trong điều khiển dư luận tập
thể lồng ghép với thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện của đơn vị.
-Phát
huy vai trò của tổ chức Đảng, Đoàn thanh niên, Hội đồng quân nhân để định hướng
xây dựng dư luận tích cực, lành mạnh trong tập thể học viên.
-Khi
dư luận phân tán, có nhiều luồng khác nhau thì cán bộ phải kịp thời cung cấp thông
tin, giải thích, làm rõ vấn đề theo quan điểm chính thống của Đảng, Quân đội và
nhà trường.
-Dùng
dư luận phê phán những biểu hiện sai trái trong rèn luyện kỷ luật, chấp hành
qui chế thi, kiểm tra trong tập thể học viên.
Các
biện pháp khắc phục tin đồn trong đơn vị được cán bộ đưa ra là:
-Không
được dùng mệnh lệnh hành chính dập tắt tin đồn mà phải bình tĩnh tìm nguyên nhân,
tuyên truyền giáo dục để học viên nhận rõ tin đồn.
-Sử
dụng thông tin chính thức của nhà trường, của hệ lớp cung cấp cho học viên kịp
thời.
-Thực
hiện tốt các hình thức, nội dung dân chủ ở cơ sở.
-Sử
dụng người có uy tín, theo chức trách nhiệm vụ để cải chính thông tin trước tập
thể khi có tin đồn xuất hiện.
Kết luận chung:
Qua
thực hành bằng bài tập tình huống chứng tỏ đội ngũ cán bộ quản lý học viên có hiểu
biết nhất định về dư luận và tin đồn, biết phân biệt, nhận diện được hai hiện tượng
này. Dựa vào kinh nghiệm quản lý và những hiểu biết được trang bị ở nhà trường
các đối tượng cũng đề xuất nhiều ý kiến, biện pháp cụ thể điều khiển dư luận và
khắc phục tin đồn ở đơn vị. Tuy nhiên một số cán bộ quản lý, sự hiểu biết về
hai hiện tượng tâm lý xã hội này còn hạn chế, chưa nhận diện đúng, chưa phân biệt
được dư luận và tin đồn, nhất là số cán bộ quân sự, những đối tượng thâm niên công
tác ít, không được đào tạo cơ bản. Đây là vấn đề đặt ra đối với công tác đào tạo
cũng như hoạt động quản lý của nhà trường. Đối với các đối tượng đào tạo sĩ quan
chỉ huy, cần tăng thêm kiến thức tâm lý học xã hội quân sự trong chương trình kế
hoạch môn tâm lý học quân sự. Đồng thời cán bộ quản lý cần chủ động thực hiện các
biện pháp điều khiển dư luận và khắc phục tin đồn lồng ghép trong các hoạt động
công tác đảng công tác chính trị của đơn vị.
Nhận xét
Đăng nhận xét