SỰ ĐỀN TỘI CỦA TRÙM PHẢN ĐỘNG HOÀNG CƠ
MINH (Phần 1)
Ksor H.PSY11
23 giờ ngày 18/7/1987, nhóm phản động Hoàng Cơ Minh lên đường,
đi đầu là “Quyết đoàn Tiền phương”. Càng đến gần biên giới Thái - Lào, bọn
chúng càng hoang mang, lo sợ vì chúng biết chuyến đi này không phải để dàn
cảnh, quay phim, mà dữ nhiều, lành ít.
Cách đây gần 20 năm - ngày 28/8/1987, trên đường
xâm nhập qua lãnh thổ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào để vào Việt Nam, nhằm
thực hiện âm mưu bạo loạn, lật đổ chính quyền nhân dân, Hoàng Cơ Minh, nguyên Phó
đề đốc quân đội Sài Gòn, kẻ cầm đầu tổ chức phản động gọi là "Mặt trận
quốc gia thống nhất giải phóng Việt Nam", đã bị các lực lượng vũ trang
cách mạng Lào phát hiện, truy đuổi và bắn bị thương tại vùng Bản Pon, tỉnh Xa
La Van.
Sau đó, do lo sợ bị bắt, cũng như đoán trước được
kết cục dành cho mình, Hoàng Cơ Minh tự sát.
Chiến dịch Đông tiến 2
Sau khi “chiến dịch Đông tiến 1”
tổ chức hồi tháng 8/1986 thất bại, rồi bị cộng đồng người Việt hải ngoại vạch
trần âm mưu bịp bợm vì thực chất của “chiến dịch” này, chỉ là đưa một nhóm tay
chân về vùng rừng núi biên giới tiếp giáp giữa Thái Lan, Lào, dưới vỏ bọc công
nhân liên doanh lâm nghiệp, và sau đó cho mặc quần áo rằn ri, vai đeo balô, tay
cầm súng, lăn lê bò toài để quay phim, chụp ảnh, đưa về Mỹ tuyên truyền rằng,
“mặt trận” đã thành lập được nhiều “khu chiến” bên trong lãnh thổ Việt Nam, thì
Hoàng Cơ Minh, chủ tịch “Mặt trận quốc gia thống nhất giải phóng Việt Nam” (từ
đây gọi tắt là Mặt trận Hoàng Cơ Minh) cùng đám tay chân thân tín nhận ra rằng,
trò lừa đảo của “mặt trận” đang có nguy cơ đổ bể.
Nếu như trước kia, hệ thống "phở Hòa" – là cơ quan
kinh tài của “mặt trận”, có chi nhánh trên nhiều tiểu bang của nước Mỹ, liên
tục kêu gào cộng đồng người Việt vào... ăn phở để góp phần ủng hộ “kháng
chiến”, thì nay dù thúc ép, thậm chí hăm dọa, họ cũng chẳng vào. Những cuộc
biểu tình do “mặt trận” tổ chức, người tham dự cũng ngày càng thưa thớt.
Đã thế, trong nội bộ “mặt trận” lại xuất hiện sự
chống đối, nhiều người thẳng thừng gọi tổ chức Hoàng Cơ Minh là “Kháng chiến
tái nạm béo”, Hoàng Cơ Minh là chủ tịch lừa.
Vì thế, tên trùm phản động quyết tâm tiến hành
một chiến dịch nữa nhằm tạo tiếng vang và lấy lại uy tín, hầu dễ bề quyên góp
tiền bạc. Đầu tháng 7/1987, y cho di chuyển khoảng 130 người (cả số đang còn nằm
lại ở biên giới Thái Lan, Lào sau “chiến dịch Đông tiến 1”, lẫn số từ Mỹ sang),
đến một khu rừng thuộc tỉnh U Bon – Thái Lan, rồi móc nối với bọn thổ phỉ người
Lào để thuê bọn này dẫn đường vượt qua đất Lào.
Theo kế hoạch – được Hoàng Cơ Minh đặt tên là “Chiến
dịch Đông tiến 2”, nhóm phản động chia thành 4 bộ phận: Đó là “Quyết
đoàn tiền phương”, gồm 40 tên do Phan Thanh Phương làm quyết đoàn trưởng (mỗi
quyết đoàn lại chia thành nhiều dân đoàn, mỗi dân đoàn gồm 9, 10 tên), có nhiệm
vụ mở đường. “Quyết đoàn Bắc Bình”, gồm 29 tên do Lê Đình Bảy làm quyết đoàn
trưởng, đi giữa. Bộ chỉ huy chiến dịch gồm Hoàng Cơ Minh, Nguyễn Huy, Trần
Khánh, Võ Hoàng (là ủy viên trung ương mặt trận) cùng một số tên chóp bu khác.
Đi sau cùng là “Quyết đoàn Anh dũng” gồm 40 tên,
do Khu Xuân Hưng làm quyết đoàn trưởng. Các quyết đoàn ngoài vũ khí cá nhân như
súng AK, M16, lựu đạn, mìn claymore, còn có một hoặc hai khẩu B40, B41, và vài
máy bộ đàm tầm hoạt động khoảng 3km.
Tất cả những thứ ấy, bọn chúng mua lại từ các
nhóm thổ phỉ Lào hoặc từ các chợ trời vũ khí dọc theo biên giới Lào, Thái Lan.
Riêng bộ chỉ huy của Hoàng Cơ Minh, còn được trang bị thêm 2 khẩu cối cá nhân
M79. Quần áo, giày dép, mũ nón chúng sử dụng cũng vậy, hầu hết đều mua ở chợ
trời biên giới với đủ chủng loại.
Về lương thực, mỗi tên mang trên lưng 20 - 30 kg, gồm
gạo, mì ăn liền, mắm muối, nồi niêu xoong chảo. Bên cạnh đó, các quyết đoàn còn
được cấp một ít tiền kíp để mua lương thực nếu đi ngang thôn bản người Lào.
Riêng các quyết đoàn trưởng và các ủy viên mặt trận, Hoàng Cơ Minh giao cho mỗi
tên từ 2 đến 5 lượng vàng, một số USD và đồng bạt Thái Lan để... hối
lộ bộ đội Lào nếu bị bắt!
Theo kế hoạch, cả bọn sẽ vượt sông Mê Kông,
sang tỉnh Xa La Van – miền Nam nước Lào rồi từ đó, dưới sự dẫn đường
của 20 tên thổ phỉ Lào, chúng sẽ đi về tỉnh Sê Kông và xâm nhập khu vực ngã ba
biên giới, thuộc tỉnh Kon Tum, Việt Nam. Tại đây, chúng sẽ lập căn cứ,
tiến hành phục kích xe cộ, đặt mìn phá cầu, tấn công các đồn biên phòng Việt
Nam để gây tiếng vang, tạo cơ hội cho bọn ở lại bên Mỹ, thúc ép cộng đồng người
Việt góp tiền ủng hộ...
23 giờ ngày 18/7/1987, nhóm phản động Hoàng Cơ Minh lên đường, đi
đầu là “Quyết đoàn Tiền phương”. Càng đến gần biên giới Thái - Lào, bọn chúng
càng hoang mang, lo sợ, nhất là những tên chỉ huy các quyết đoàn, dân đoàn vì
chúng biết chuyến đi này không phải để dàn cảnh, quay phim, mà dữ nhiều, lành
ít. Khi chỉ còn cách điểm tập kết là bờ sông Mê Kông ngăn đôi hai nước Lào,
Thái Lan chừng 3km, Hoàng Cơ Minh sai “Quyết đoàn trưởng quyết đoàn
Tiền phương” Phan Thanh Phương, cử một dân đoàn đi trinh sát.
Thế nhưng, 9 gã trong dân đoàn ấy chỉ đi
khoảng 300 mét, rồi lủi vào bụi rậm nằm chờ đến giờ quay về báo cáo. Tuy nhiên
lúc quay về, thì một tên trong “dân đoàn” bỗng dưng biến mất. (Do quá sợ hãi,
gã vứt bỏ toàn bộ lương thực, súng ống, vạch rừng mò ngược trở lại rồi sau một
thời gian sống chui lủi, khi nghe tin toàn bộ nhóm xâm nhập đã bị bắt hoặc bị
giết, gã dạt về Campuchia, chạy xe ôm kiếm sống, cạch mặt “mặt trận” tới già).
Tin một gã “dân đoàn viên” bỏ trốn được Phạm
Thanh Phương giấu kín vì sợ bị Hoàng Cơ Minh trừng trị mặc dù y rất lo gã kia
ra hàng chính quyền, bộ đội cách mạng Lào. Trong suốt ngày thứ hai, rồi ngày
thứ ba của cuộc xâm nhập, Phương đứng ngồi không yên, lúc nào cũng nơm nớp.
Đám thổ phỉ Lào ở riêng một góc, lo sợ không
kém vì chúng được trả tiền để dẫn đường, nhưng Hoàng Cơ Minh dùng dằng nửa đi,
nửa ở khiến chúng như ngồi trên chảo lửa. Chúng không biết Hoàng Cơ Minh đang
chờ một bộ phận nữa, là “đoàn đặc nhiệm” do Nguyễn Quang Phục, biệt danh Hải
“xăm” cầm đầu.
Đoàn đặc nhiệm này chỉ gồm 7 tên nhưng hầu hết đã từng
tham gia các sắc lính trong quân đội Sài Gòn nên dạn dày kinh nghiệm, được
Hoàng Cơ Minh đặc biệt tin tưởng. Thế nhưng, lúc nghe tin Hải “xăm” không đến
điểm hẹn vì bất ngờ lên cơn sốt rét, và cả “đoàn đặc nhiệm” còn cách nơi tập
kết khá xa, nên Hoàng Cơ Minh đành ra lệnh cho Hải “xăm” khi nào hết
sốt, sẽ dẫn quân đuổi theo các “quyết đoàn”. Việc Hải “xăm” bị sốt ít nhiều gây
hoang mang trong hàng ngũ, và có tin đồn truyền tai nhau, rằng sốt chỉ là cái
cớ để Hải “xăm” được nằm lại. --PageBreak--
Xẩm tối ngày 20/7/1987, Hoàng Cơ Minh cùng bọn
phản động nhắm hướng sông Mê Kông thẳng tiến. Tại đây, nhóm thổ phỉ Lào đã thuê
sẵn mấy chiếc ghe máy, mỗi chiếc có thể chở được 30 người nên việc vượt sông
diễn ra êm ả. Nhưng ở bờ bên kia, là những vách đất cao, trơn trợt nên
đám phản động phải mất hơn 10 phút mới trèo lên được.
Sau này, khi bị bộ đội cách mạng Lào bắt,
nhiều tên phản động khai rằng, tinh thần của hầu hết các “dân đoàn viên” đã rệu
rã ngay từ khi vượt sông, và chúng cầu mong chỉ vào sâu trong đất Lào chừng vài
cây số để quay phim, chụp hình rồi rút về như “chiến dịch” trước. Thậm chí có
tên trong khi trèo lên con dốc dựng đứng ở bờ sông, đã lén vứt đi mìn, lựu đạn
và đạn.
Có tên giả bộ ngã trặc chân để mong được cho ở lại. “Dân đoàn
viên” Nguyễn Văn Náo khai: “Lúc vượt sông, lợi dụng trời tối không ai để ý, tôi
thả xuống nước 2 băng đạn và 1 quả lựu đạn. Tôi tính nếu đụng trận, tôi sẽ tìm
cách trốn về Thái Lan”.
Vượt qua được bờ dốc, Hoàng Cơ Minh cho cả bọn
nghỉ đêm. Bên các bụi tre, chúng ngủ chập chờn trong tư thế ngồi co quắp. Mờ
sáng, sau khi nhai trệu trạo nắm mì gói vì không dám nổi lửa, chúng đi ngang
một trảng lớn, cỏ mọc lưa thưa rồi bắt đầu leo lên dãy núi đá, sườn núi đầy
những bụi cây nhỏ lúp xúp.
Đến 9 giờ, khi bọn phản động đang ở ngang lưng chừng núi thì bất
ngờ trên trời có tiếng động cơ máy bay, rồi một chiếc máy bay trinh sát xuất
hiện khiến đám phản động đứa lủi vào bụi cây, đứa lăn ra đất nằm im như chết.
Thoạt đầu, Hoàng Cơ Minh cùng bộ chỉ huy nhận
định đây là sự trùng hợp ngẫu nhiên. Nhưng khi thấy chiếc máy bay đảo đi đảo
lại hai, ba vòng, chúng liền đặt câu hỏi, rằng đó chỉ là nhiệm vụ hàng ngày của
Không quân cách mạng Lào trên vùng biên giới, hay chúng đã bị lộ?
Khoảng 10 phút sau, chiếc máy bay trinh sát
biến mất, Hoàng Cơ Minh ra lệnh tiếp tục lên đường vì y tin rằng sự xuất hiện
của chiếc máy bay chỉ là sự tình cờ. Các “quyết đoàn”, “dân đoàn” lầm lũi bước,
mắt dáo dác nhìn chung quanh. Gần tối, khi đến cạnh một con suối lớn, Hoàng Cơ
Minh cho dừng chân, bố trí đội hình phòng thủ và nấu cơm.
Bữa cơm một phần ăn với mắm kem còn phần kia
nắm lại, để dành hôm sau. Bốn năm gã – trong đó có Nguyễn Văn Dũng lén lút mang
theo được mấy bi đông rượu từ đất Thái, giờ tụm lại dưới bụi cây, chuyền tay
nhau tu. Bị “dân đoàn trưởng” là Đỗ Bạch Thố phát hiện, chửi bới, Dũng toan
chụp khẩu M16, lia cho Thố một băng nhưng đồng bọn ngăn cản. Sau này khi Dũng
kiệt sức, chính tay Đỗ Bạch Thố đã dùng dây giày, xiết cổ Nguyễn Văn Dũng đến
chết để trả thù hành động Dũng định bắn mình.
Sáng ngày thứ 5 của chuyến xâm nhập, bọn phản
động khởi hành sớm. Lúc mặt trời lên, chúng nhận ra địa hình đang đi khá trống
trải và nếu xảy ra đụng độ, sẽ chẳng khác gì phơi lưng ra làm bia. Hỏi
nhóm thổ phỉ Lào dẫn đường, thì chỉ nhận được câu trả lời là cứ đi tiếp. Y như
rằng, khoảng 8 giờ sáng, ở cuối đội hình bọn phản động bỗng vang lên từng loạt
súng.
Trận chạm súng giữa bộ đội cách mạng Lào và
nhóm phản động đi đoạn hậu diễn ra rất ngắn, cả hai bên không ai thương vong
nhưng chứng tỏ rằng việc xâm nhập đã bị lộ và điều này khiến tinh thần của hầu
hết bọn chúng đều hoang mang. Bất lợi hơn nữa là theo kế hoạch, các dân đoàn,
quyết đoàn sẽ tìm cách tiếp cận với những bản làng người Lào trên đường đi qua
để mua thức ăn tươi, cũng như tìm hiểu tình hình.
Nhưng nay cuộc chạm súng đã khiến chúng phải
lùi sâu vào rừng trong lúc gạo, mì bắt đầu vơi dần. Đã vậy, một số tên từ Mỹ,
Pháp, Nhật về, do không quen với khí hậu, địa hình, không quen với cuộc di hành
chỉ bằng đôi chân nên đâm ra cáu kỉnh. Hầu như lúc nào cũng có những cuộc cãi
vã – không ở dân đoàn này thì cũng ở quyết đoàn khác. Hơn 100 tên xâm nhập
nhưng chỉ có 1 y tá. Các vết lở loét ở chân do giày thấm nước, vết rách ở tay,
ở cổ do đá cắt, gai cào, muỗi đốt, vắt cắn, chỉ được rửa ráy, băng bó sơ sài
nên nhiều tên bị nhiễm trùng, bước đi phải có kẻ xốc nách hoặc chống gậy.
Sau cuộc chạm súng, Hoàng Cơ Minh hạ lệnh đi
nhanh hơn. Đến 4 giờ chiều, lúc lên tới một triền núi và khi nhóm phản động
chuẩn bị dừng chân qua đêm, thì vài gã dân đoàn viên thuộc “Quyết đoàn Anh
dũng” mò xuống những bụi tre phía dưới kiếm măng tươi. Chỉ vài phút sau đó, đột
ngột tiếng súng AK nổ từng loạt dài, cùng tiếng la hét inh ỏi.
Lúc bọn lấy măng tháo chạy về, kiểm điểm lại
thấy mất Nguyễn Văn Náo. Theo lời bọn chúng, một toán bộ đội cách mạng Lào đã
bí mật bám theo, rồi bất ngờ tập kích, bắt sống Nguyễn Văn Náo. Điều này rất
nguy hiểm vì Hoàng Cơ Minh nhận định, nếu Náo bị bắt, toàn bộ kế hoạch xâm nhập
cũng như lực lượng và trang bị vũ khí của cả đoàn, coi như hoàn toàn bị lộ.
Đã đâm lao thì phải theo lao. Quay về cũng dở
mà ở cũng không xong, Hoàng Cơ Minh ra lệnh đi tiếp. Đường đi càng lúc càng khó
vì phải leo lên những tảng đá, tảng nọ chồng tảng kia. Sẩm tối, khi toán đoạn
hậu báo cáo không thấy dấu hiệu bộ đội cách mạng Lào đuổi theo, Hoàng Cơ Minh
mới dám cho dừng chân nấu cơm gần một con suối.
Để đề phòng, y chỉ thị cho các
quyết đoàn trưởng, là từng dân đoàn lần lượt cử người xuống suối lấy nước chứ
không đi đồng loạt. Lúc này, nhiều bếp lửa đã được nhóm lên, “dân đoàn viên” Trần
Văn Thảo đang ngồi hong khô đôi giày thì phát hiện bóng người thấp thoáng. Gã
hỏi lớn: “Ai đó?". Phía bên kia đáp lại một chữ ngắn gọn, nghe như tiếng
Lào, rồi lập tức, hàng loạt đạn AK quạt xối xả vào đội hình bọn phản động, kèm
theo những tiếng nổ tức ngực của đạn B40. Một quả B40 nổ ngay cạnh bếp cơm của
“dân đoàn viên” Nguyễn Văn Hòa khiến gã bật ngửa, đầu tung tóe máu.
Đến lúc ấy, cả bọn phản động vẫn không hay biết, rằng chúng đã bị
một tổ dân quân Lào tuần tra biên giới phát hiện ngay từ khi chúng đang vượt
sông Mê Kông. Và bởi vì lực lượng ở khu vực đó mỏng, hơn nữa chưa rõ nhóm phản
động vượt sông có phải là nhóm đi đầu mở đường cho những nhóm tiếp theo hay
không, nên bộ đội cách mạng Lào quyết định chỉ cử một toán nhỏ bám theo, trinh
sát, tìm cách bắt tù binh đưa về khai thác, điều tra... (Còn tiếp)
(http://antg.cand.com.vn/Tu-lieu-antg/Su-den-toi-cua-trum-phan-dong-Hoang-Co-Minh-(phan-1)-287063/)
Bài viết của tác giả đã cung cấp những cứ liệu sát thực cho bạn đọc hiểu rõ hơn sự phản bội Tổ quốc của Hoàng Cơ Minh và đồng bọn, qua bài viết này cảnh tỉnh những ai đã và đang có mưu đồ đen tối chống lại cách mạng Việt Nam, phản lại Tổ quốc, phản lại nhân dân hãy nhìn nhận cho đúng, đừng theo vết xe đổ của Hoàng Cơ Minh và động bọn phản quốc.
Trả lờiXóaBài viết của tác giả đã cung cấp những cứ liệu sát thực cho bạn đọc hiểu rõ hơn sự phản bội Tổ quốc của Hoàng Cơ Minh và đồng bọn, qua bài viết này cảnh tỉnh những ai đã và đang có mưu đồ đen tối chống lại cách mạng Việt Nam, phản lại Tổ quốc, phản lại nhân dân hãy nhìn nhận cho đúng, đừng theo vết xe đổ của Hoàng Cơ Minh và động bọn phản quốc.
Trả lờiXóa