XUYÊN TẠC NHÂN QUYỀN Ở VIỆT NAM TRÒ CŨ DIỄN LẠI CỦA LE NGUYEN

Nobita091275 (ST) 
Từ trước đến nay, các tổ chức, cá nhân có thâm thù với Việt Nam luôn tìm mọi cách xuyên tạc tình hình đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng, trong đó có việc  thực hiện quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân. Bài viết “Nhân quyền theo quy định của CSVN” đăng trên Danlambao  của  Le Nguyen mới đây là một ví dụ.
Trong bài viết, Le Nguyen cho rằng, pháp luật Việt Nam không tuân thủ Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền (1948, 1966).
Thực tiễn ở Việt Nam cho thấy, những gì Le Nguyen viết là sự xuyên tạc trắng trợn chính sách pháp luật Việt Nam về nhân quyền. Là một thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, Việt Nam luôn tôn trọng và thực thi các công ước quốc tế về quyền con người, đồng thời ban hành các chính sách phù hợp với pháp luật Việt Nam và các tiêu chuẩn quốc tế về nhân quyền. Ngay trong Bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam mới (2/9/1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng, tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm. Trong những quyền đó có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc… Phát huy tinh thần đó, trong các Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980, 1992 và 2013 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua, đã tiếp tục khẳng định sự nhất quán về nội dung quyền con người, quyền công dân; đồng thời bổ sung nhận thức mới đầy đủ, sâu sắc hơn trong việc thể chế hóa quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Trong hợp tác quốc tế về bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền, Việt Nam đã tham gia hầu hết các công ước của Liên hợp quốc về quyền con người như: Công ước về Quyền Dân sự, Chính trị; Công ước về quyền Kinh tế, Văn hóa, Xã hội; Công ước về Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ; Công ước về Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc; Công ước về Quyền Trẻ em; Công ước về ngăn ngừa và trừng phạt các tội ác A-pác-thai; Công ước về không áp dụng những hạn chế luật pháp đối với tội phạm chiến tranh và tội chống nhân loại… Việt Nam cũng đã gia nhập Công ước về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia và Nghị định thư về ngăn chặn, trấn áp và trừng phạt tội buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em; Công ước số 122 của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) về Chính sách việc làm… Đến nay, Việt Nam là một trong 6 quốc gia thành viên Liên hợp quốc đã hoàn thành phần lớn các Mục tiêu Phát triển thiên niên kỷ (MDGs) trước thời hạn năm 2015. Đặc biệt, Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (khóa 26), ngày 20-6-2014, đã một lần nữa đánh giá cao thực thi nhân quyền của Việt Nam với việc chính thức thông qua Báo cáo quốc gia theo cơ chế Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ 2 của Việt Nam. Những đóng góp tích cực và hiệu quả của Việt Nam vào mục tiêu chung là thúc đẩy và bảo vệ quyền con người, giữ vững các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế về nhân quyền, là sự chứng thực Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm các quyền cơ bản của người dân thể hiện ở việc kiện toàn hệ thống pháp luật, chính sách liên quan đến quyền con người.
Nội dung bài viết còn vu cáo Đảng, Nhà nước Việt Nam vi phạm nhân quyền, thể hiện ở việc bắt giam, xét xử người vi phạm pháp luật Việt Nam.
Trên thực tế, hoạt động thực thi pháp luật ở Việt Nam đối với những người có hành vi vi phạm pháp luật Việt nam là đúng với Tuyên ngôn thế giới về Quyền con người. Để thực thi pháp luật, bảo đảm quyền con người đối với phạm nhân, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Nghị định 98/2002/NĐ-CP, về “Sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế về tạm giam, tạm giữ năm 1988 của Chính phủ”; trong đó, quy định: “Trại giam phải tổ chức giam phạm nhân theo từng loại riêng, v.v. Phạm nhân là nữ hoặc là người chưa thành niên phải được giam ở khu vực riêng trong từng trại (Điều 7), “Trừ những phạm nhân bị phạt giam ở buồng kỷ luật, còn các phạm nhân khác được ở theo buồng tập thể” (Điều 15); “Trại giam phải được bảo vệ nghiêm ngặt,… có đủ ánh sáng, bảo đảm vệ sinh, môi trường” (Điều 10); “Phạm nhân được hoạt động thể dục, thể thao, văn hóa, văn nghệ,… được đọc sách, nghe Đài Tiếng nói Việt Nam, xem truyền hình” (Điều 18); “Trong thời gian ở trại, phạm nhân được khám sức khỏe định kỳ ít nhất một năm một lần” (Điều 19). Đặc biệt, Điều 21 quy định: “Phạm nhân lao động ngày 8 giờ”, “Nữ phạm nhân có thai được nghỉ trước và sau khi đẻ theo quy định chung của Nhà nước. Cùng với đó, Nhà nước đã thực hiện nhiều chính sách cho người đang thi hành án, trong đó có chính sách dạy nghề. Phần lớn những người được đặc xá năm 2015 đã có trong tay những nghề đơn giản để hội nhập cộng đồng. … Như vậy, phạm nhân trong nhà tù ở Việt Nam đã được hưởng những quyền cơ bản của con người theo quy định của pháp luật. Họ được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, được dạy nghề, lao động và hưởng thụ thành quả của mình theo quy định. Có thể khẳng định rằng, trong các nhà tù ở Việt Nam, phạm nhân không chỉ được thực hiện quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm, mà còn được giáo dục, cải tạo, dạy nghề để trở thành công dân tốt, có ích cho xã hội. Với tinh thần nhân đạo, khoan hồng, Nhà nước Việt Nam đã ban hành Luật Đặc xá. Hàng năm, Chính phủ thực hiện đặc xá cho phạm nhân theo nguyên tắc: công khai, minh bạch, dân chủ, đúng người, đúng quy định luật pháp. Trước mỗi đợt đặc xá, phạm nhân được bình bầu dân chủ, chọn những người thành tâm sửa chữa, nỗ lực lao động cải tạo, chấp hành nội quy trại giam,… tốt sẽ được đặc xá trước. Còn những phạm nhân nào chấp hành không nghiêm nội quy trại giam, lười lao động, cải tạo,… thì nhất thiết phải chờ đến hết thời hạn trong tù theo quy định. Từ năm 2009 - 2015, triển khai Luật Đặc xá, Chủ tịch nước đã quyết định thực hiện 05 đợt đặc xá, tha trước thời hạn cho gần 64 nghìn phạm nhân. Như vậy, những nội dung mà Le Nguyen nêu ra trong bài viết đều không có cơ sở, đã xuyên tạc trắng trợn  đường lối, chính sách, pháp luật và thực tiễn nhân quyền ở Việt Nam,  đã ngang nhiên bao che, bảo vệ, cổ vũ cho các hành vi phạm tội gây rối trật tự công cộng và xâm phạm an ninh quốc gia. Đó là những cá nhân vi phạm pháp luật, bị truy tố, bắt giữ, đưa vào cải tạo trong nhà tù (mà họ gọi là “tù nhân lương tâm”) thuộc những tội, như: “Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” (Điều 79, Bộ luật Hình sự, năm 1999; “Tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
Trò xuyên tạc sự thật, vu cáo Việt Nam vi phạm nhân quyền chẳng có gì mới, vẫn là việc làm thường xuyên của các thế lực thù địch. Chúng luôn tìm mọi cách để làm giảm sút lòng tin của các tầng lớp nhân dân với chế độ xã hội, gây rối, làm mất an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, hòng lật đổ chế độ xã hội Việt Nam hiện hành. Dẫu có núp dưới hình thức nào, những kẻ như thế luôn bị nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới, nhân dân Việt Nam nhận rõ và kiên quyết đấu tranh, bác bỏ. Hành động của Le nguyen thật sự là hành động lố bịch, trò cũ diễn lại, chẳng lừa gạt được ai.

  


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

ÁM THỊ VÀ ĐỒNG NHẤT HÓA, NHỮNG CƠ CHẾ TÂM LÝ XÃ HỘI DỄ BỊ KẺ XẤU LỢI DỤNG

“TỰ DIỄN BIẾN”, “TỰ CHUYỂN HÓA” CUỘC ĐẤU TRANH KHÔNG KHOAN NHƯỢNG

Ông Bùi Tín không thể xuyên tạc lịch sử