Nâng cao cảnh giác đấu tranh chống “ Diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực chính trị tư tưởng trong Quân đội hiện nay
Nguyễn
T.H. Psy.11.35
Trong giai đoạn hiện nay, các thế lực thù địch luôn coi Việt Nam
là một trọng điểm trong chiến lược “diễn biến hòa bình” (DBHB), mà mũi nhọn
chống phá nhằm vào lĩnh vực chính trị - tư tưởng. Chúng công kích, xuyên tạc,
phủ nhận vai trò chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm đường
lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, chế độ XHCN và ra sức chống phá lực
lượng vũ trang nhân dân về chính trị.
Trong đó, đối
tượng hàng đầu mà chúng tập trung chống phá quyết liệt là Quân đội nhân dân
Việt Nam. Với nhiều thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt để chống phá toàn diện quân
đội, nhưng trước hết nhằm xoá bỏ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với
quân đội; xuyên tạc, phủ định mục tiêu, lý tưởng và bản chất, truyền thống của
quân đội; phá hoại mối đoàn kết mật thiết giữa quân đội với nhân dân và tình
đoàn kết quốc tế, làm cho quân đội giảm sút sức mạnh chính trị, tinh thần,
không còn là lực lượng chiến đấu, lực lượng chính trị tin cậy và trung thành
tuyệt đối của Đảng, Nhà nước và nhân dân.
Thực hiện đánh phá
trên lĩnh vực chính trị - tư tưởng, điều đầu tiên các thế lực thù địch mưu toan
làm thay đổi tư tưởng, ý thức hệ, nhằm “phi chính trị hoá” quân đội. Do đó,
chúng dùng mọi thủ đoạn, phương tiện, biện pháp mà trước hết là lợi dụng ưu thế
về phương tiện thông tin hiện đại, với một số lượng lớn các đài phát thanh, các
loại sách, báo, internet, các trang mạng xã hội... tập trung xuyên tạc, phủ
nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; phủ nhận bản chất giai cấp
công nhân, tính nhân dân, tính dân tộc của Quân đội nhân dân Việt Nam; phủ nhận
mục tiêu chiến đấu của quân đội, hòng tạo “khoảng trống” về tư tưởng trong quân
đội, từ đó tiến hành các hoạt động “lấp khoảng trống” về ý thức hệ, về tư tưởng
bằng hệ tư tưởng tư sản, từng bước chuyển hoá lập trường tư tưởng vô sản sang
lập trường tư tưởng tư sản, thúc đẩy quá trình “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”
trong nội bộ quân đội, đẩy quân đội đứng ngoài chính trị, phá hoại chính trị vô sản của quân đội.
Điều nguy hiểm là
chúng âm mưu tạo ra sự thờ ơ về chính trị trong cán bộ, chiến sĩ, trong đó tập
trung vào đối tượng quân nhân là thanh niên, chiến sĩ mới. Bằng các thủ đoạn
tuyên truyền, xuyên tạc, phủ nhận các giá trị tốt đẹp của cách mạng, của dân
tộc, chúng muốn làm cho thế hệ quân nhân trẻ hiện nay quên đi quá khứ hào hùng
của Đảng, của dân tộc, hấp thụ các giá trị văn hoá, tư tưởng lối sống tư sản,
từ đó đối lập với các thế hệ quân nhân đi trước, quay lưng lại với cách mạng,
với Đảng. Chúng còn triệt để lợi dụng những khuyết điểm, những tiêu cực trong
quá trình đổi mới, hội nhập quốc tế ở nước ta để tác động vào quân đội, nhằm
tạo ra những hiệu ứng tiêu cực trong một bộ phận cán bộ, chiến sĩ, làm phai
nhạt dần và làm giảm sút niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng.
Ngoài ra, các thế lực thù địch còn tìm mọi cách đưa sản phẩm phi văn hoá vào đời sống tinh thần của quân đội. Thông qua những hoạt động văn hoá - nghệ thuật, đưa trái phép tài liệu, sách báo có nội dung xấu độc vào quân đội, nhằm từng bước tác động làm suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của quân nhân, làm phai nhạt mục tiêu, lý tưởng chiến đấu vì độc lập dân tộc và CNXH, hòng từng bước tạo ra một thế hệ quân nhân có lối sống thực dụng, thích hưởng thụ, xa rời lý tưởng cách mạng. Thông qua các hoạt động văn học, nghệ thuật hướng vào những nội dung, hình thức thể hiện quan điểm tư sản, làm phai mờ dòng văn học - nghệ thuật cách mạng, kháng chiến, xoá hình tượng người chiến sĩ cách mạng hy sinh quên mình vì Tổ quốc, vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng, tạo dựng hình tượng người lính theo quan điểm phi giai cấp, đứng ngoài chính trị, xa lạ với chính trị của Đảng, của dân tộc.
Ngoài ra, các thế lực thù địch còn tìm mọi cách đưa sản phẩm phi văn hoá vào đời sống tinh thần của quân đội. Thông qua những hoạt động văn hoá - nghệ thuật, đưa trái phép tài liệu, sách báo có nội dung xấu độc vào quân đội, nhằm từng bước tác động làm suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của quân nhân, làm phai nhạt mục tiêu, lý tưởng chiến đấu vì độc lập dân tộc và CNXH, hòng từng bước tạo ra một thế hệ quân nhân có lối sống thực dụng, thích hưởng thụ, xa rời lý tưởng cách mạng. Thông qua các hoạt động văn học, nghệ thuật hướng vào những nội dung, hình thức thể hiện quan điểm tư sản, làm phai mờ dòng văn học - nghệ thuật cách mạng, kháng chiến, xoá hình tượng người chiến sĩ cách mạng hy sinh quên mình vì Tổ quốc, vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng, tạo dựng hình tượng người lính theo quan điểm phi giai cấp, đứng ngoài chính trị, xa lạ với chính trị của Đảng, của dân tộc.
Để thực hiện đấu
tranh chống DBHB trên lĩnh vực chính trị - tư tưởng trong quân đội hiện nay đạt
hiệu quả cần chú trọng tiến hành đồng bộ nhiều hoạt động mà trước hết là phải
đẩy mạnh giáo dục chính trị - tư tưởng, nâng cao giác ngộ mục tiêu lý tưởng
chiến đấu, xây dựng ý chí quyết tâm, rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ,
chiến sĩ. Nếu cán bộ, chiến sĩ có giác ngộ chính trị, bản lĩnh vững vàng, ý chí
quyết tâm cao, đạo đức cách mạng trong sáng sẽ tạo sự “miễn dịch” cần thiết,
tăng sức “đề kháng”, đủ để ngăn chặn, loại trừ sự thẩm thấu và xâm nhập của các
luận điệu tuyên truyền xuyên tạc.
Thường xuyên giáo
dục nâng cao trình độ văn hoá, khoa học kỹ thuật quân sự hiện đại, nâng cao đời
sống văn hoá tinh thần cho bộ đội, tẩy trừ văn hoá phẩm xấu độc, phản động.
Tích cực bồi dưỡng cán bộ, chiến sĩ nâng cao năng lực đấu tranh chống lại sự
phá hoại của các thế lực thù địch trên lĩnh vực chính trị - tư tưởng thông
qua trang bị những kiến thức về lý luận, văn hoá, khoa học kỹ thuật quân
sự, chuyên môn nghiệp vụ; đề phòng và khắc phục quan điểm vũ khí luận của tư
tưởng quân sự tư sản, đề cao quá mức sức mạnh vũ khí, trang bị kỹ thuật công
nghệ cao, dẫn đến mất lòng tin vào khả năng và sức mạnh chiến đấu của quân đội
hiện nay.
Cùng với công tác
giáo dục nâng cao nhận thức mọi mặt cho mọi cán bộ, chiến sĩ trong quân đội,
phải thường xuyên chăm lo xây dựng các tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh gắn
với xây dựng cơ quan, đơn vị vững mạnh toàn diện. Xây dựng tổ chức cơ sở đảng
vững mạnh, trong sạch về chính trị, tư tưởng, tổ chức là yếu tố quan trọng hàng
đầu bảo đảm sự vững chắc của trận địa chính trị - tư tưởng xã hội chủ nghĩa
trong các đơn vị quân đội. Cùng với đó, phải tăng cường xây dựng đơn vị vững
mạnh thông qua tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 917/1999/CT-QP ngày
22-9-1999 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, trong
đó có yêu cầu hàng đầu là vững mạnh về chính trị - tư tưởng. Tiếp tục đẩy mạnh
thực hiện các Cuộc vận động “Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng
danh Bộ đội Cụ Hồ” và “Xây dựng môi trường văn hoá trong sạch, lành mạnh” ở các
đơn vị quân đội.
Chú trọng tăng cường công tác bảo vệ chính trị nội bộ, chủ động kịp thời có biện pháp ngăn ngừa “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” ở các đơn vị quân đội. Công tác bảo vệ chính trị nội bộ phải nhằm bảo đảm sự trong sạch về chính trị, tư tưởng, tổ chức của tổ chức đảng và các đơn vị quân đội. Do đó, phải thường xuyên giáo dục nâng cao tinh thần cảnh giác, ý thức bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ, bảo vệ quân đội cho mọi quân nhân.
Chú trọng tăng cường công tác bảo vệ chính trị nội bộ, chủ động kịp thời có biện pháp ngăn ngừa “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” ở các đơn vị quân đội. Công tác bảo vệ chính trị nội bộ phải nhằm bảo đảm sự trong sạch về chính trị, tư tưởng, tổ chức của tổ chức đảng và các đơn vị quân đội. Do đó, phải thường xuyên giáo dục nâng cao tinh thần cảnh giác, ý thức bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ, bảo vệ quân đội cho mọi quân nhân.
Thực hiện phối hợp
chặt chẽ với các cơ quan tuyên truyền, văn hoá, báo chí của Đảng, Nhà nước và
các tổ chức khác trong hệ thống chính trị nhằm phản bác có hiệu quả các
quan điểm sai trái, thù địch, các luận điệu tuyên truyền, lừa bịp mị dân về
chính trị - tư tưởng của các thế lực thù địch. Đồng thời phối hợp chặt chẽ các
hoạt động quân sự, quốc phòng với an ninh và đối ngoại; tăng cường phối hợp với
tất cả các cấp, các ngành, các lực lượng trong hệ thống chính trị từ Trung ương
đến địa phương trong cuộc đấu tranh chống “DBHB” nói chung và đấu tranh
chống “DBHB” trên lĩnh vực chính trị - tư tưởng trong quân đội nói riêng./.
Nhận xét
Đăng nhận xét