DƯ LUẬN XÃ HỘI, TIN ĐỒN THẤT THIỆT - CON DAO HAI LƯỠI
TQ.Psy.34E
Chúng ta biết rằng dư luận là hiện tượng tâm lý bắt nguồn từ một nhóm người, biểu hiện
bằng những phán đoán, bình luận, quan điểm về một vấn đề nào đó kèm theo thái độ cảm xúc và sự đánh
giá nhất định, được truyền từ người này tới người kia, nhóm này sang nhóm khác.
Nó có thể được truyền đi một cách tự phát hoặc được tạo ra một cách cố ý. Nếu
được lan truyền rộng rãi và lặp lại thì trở thành dư luận xã hội. Dư luận cũng
có thể hình thành từ những định kiến xã hội hay
là từ những tác động truyền thông, phong trào...
Trong thực tế, dư luận luôn có hai mặt tích cực và tiêu cực,
dựa vào các nguồn tin mà từ đó nó hình thành. Đặc biệt trong thời đại ngày nay
khi mà công nghệ thông tin phát triển, các trang mạng xã hội tự do hoạt động, len
lỏi tới từng hoạt động sống của mỗi người thì dư luận lan truyền nhanh hơn bao
giờ hết, với tốc độ cao tới chóng mặt.
Nếu dư luận và tin đồn được hình thành dựa trên những nguồn
tin đúng đắn, xác thực thì sẽ trở thành thông tin hữu ích khi phản ánh về sự
việc đó; còn nếu hình thành khi không có căn cứ hoặc dựa vào nguồn thông tin
không rõ ràng cho dù là cố ý hay vô ý, nó có thể tạo tin đồn nhảm và có thể bị
sử dụng cho một mục đích nào đó, thường là những mục đích xấu! Dư luận đôi khi
có thể xâm phạm rất mạnh vào quyền riêng tư của cá nhân cho dù là đúng hay
không. Thực tế trong xã hội đã và đang tồn tại rất nhiều nguồn thông tin thất
thiệt như vậy, ngày càng ra tăng về số lượng. Điều đó do nhiều nguyên nhân như
mạng thông tin xã hội phát triển, tâm lý tò mò thích đồn thổi, thể hiện cá nhân
hoặc sự thiếu sáng suốt khi nắm bắt, đánh giá vấn đề mà không lường trước được hậu
quả.
Để giúp làm rõ và sinh động hơn thực tế và tác hại của của những
dư luận sai lệch và tin đồn thất thiệt. Câu chuyện ngụ ngôn tôi muốn giới thiệu với các bạn tuy đơn
giản nhưng phản ánh được phần nào hiện thực cuộc sống chúng ta. Đôi khi chúng
ta có thể kêu ca, phàn nàn về một vấn đề nào đó, nhưng chỉ qua miệng người này
người khác câu chuyện đã hoàn toàn khác biệt.
Chuyện rằng, một chú lừa sau một ngày
cày bừa làm việc vất vả trở về nằm nghỉ. Chú kiệt sức nằm thở nặng nề, chó ta
liền chạy tới hỏi thăm.
Chú lừa đau khổ nói: “Ông bạn ơi, tôi
thấy mệt mỏi quá. Ngày mai tôi thật muốn nghỉ ngơi một hôm”.
Sau khi chó chào tạm biệt, ra về gặp mèo
ở ngay góc đường. Chó nói: “Này tôi vừa đi thăm anh lừa, anh ấy quá mệt rồi,
anh ấy nói rằng muốn được nghỉ ngơi một ngày. Cũng không thể trách được, ông
chủ đã bắt anh ấy làm việc quá nặng!”
Mèo đi ra gặp dê và nói: “Anh lừa phàn
nàn chủ nhân bắt anh ấy làm việc quá sức, anh ấy muốn nghỉ một hôm, ngày hôm
sau không làm việc nữa.”
Dê lại kể lại với gà rằng: “Lừa không
muốn làm cho chủ nhân nữa, anh ấy phàn nàn rằng mình phải làm quá nhiều công
việc nặng nhọc. Không biết chủ nhân khác có đối xử với lừa của mình tốt hơn
chút nào không?”
Gà lại nói với lợn rằng: “Anh lừa
không sẵn sàng làm việc cho chủ nhân, anh ấy muốn đi làm cho một gia đình khác.
Thật là.. chủ nhân sao lại đối xử quá tệ với lừa của mình như vậy, bắt anh ấy
làm quá nhiều công việc nặng nhọc và dơ bẩn, thậm chí còn dùng roi đánh đập anh
ấy tàn nhẫn.”
Trước bữa tối, bà chủ cho lợn ăn, lợn
bước tới và thì thầm: “Thưa bà chủ, tôi muốn phản ánh đến bà một sự tình. Anh
lừa dạo này có vấn đề trong suy nghĩ, bà phải giáo dục anh ấy cẩn thận. Anh ấy
không muốn làm việc cho chủ nhân nữa, anh ấy trách chủ nhân bắt anh ấy làm việc
quá nặng nhọc, quá dơ bẩn, quá mệt mỏi. Anh ấy còn nói anh ấy muốn rời khỏi chủ
nhân và đến một nhà khác để ở.”
Sau khi nhận được báo cáo từ lợn, bà
chủ liền kể lại với ông chủ rằng: “Lừa muốn phản bội ông, nó muốn đổi một người
chủ khác. Tội phản bội này không thể tha thứ, ông định xử lý nó thế nào?”
“Đối với kẻ phản bội giết không tha” -
người chủ vô cùng bực tức nói lớn.
Vậy
là, chú lừa đáng thương một lòng làm việc chăm chỉ chỉ vì một tin đồn thất
thiệt đã bị đem đi “giết chết” trong khi chính mình cũng không hiểu tại sao!
Sự tác động to lớn của dư luận, tin
đồn nguy hiểm là vậy, chỉ bằng lời nói giản đơn mà thôi đã gây ra hậu quả đặc
biệt nghiêm trọng! Vậy mà thời gian vừa qua, núp dưới chiêu bài nhân quyền,
“đấu tranh cho lợi ích nhân dân”, bọn phản động không chỉ “thêm mắm, thêm muối”
làm thay đổi tính chất, mức độ sự việc. Chúng ngang nhiên lợi dụng những vụ
việc, những vấn đề nổi cộm trong xã hội vừa qua như vụ xả thải nước ô nhiễm của
nhà máy Formosa
ở Kỳ Anh,
Hà Tĩnh để gây rối, kích động, tiêu biểu như vụ Nguyễn Văn Hóa (32 tuổi, trú tại xã Kỳ Khang, huyện Kỳ Anh) với hành
vi tuyên truyền kích động nhân dân biểu tình, gây mất an ninh trật tự, xuyên
tạc, bôi nhọ Đảng, Nhà nước. Gần đây là Hoàng Đức Bình và Bạch Hồng Quyền đã
vào Hà Tĩnh kích động quần chúng giáo xứ Trung Nghĩa (xã Thạch Bằng, huyện Lộc
Hà), bao vây tổ tuần tra Công an huyện Lộc Hà và Công an xã Thạch Bằng; bao
vây, đập phá tài sản nhà trưởng công an xã Thạch Bằng; kéo lên trụ sở công an
huyện, UBND huyện Lộc Hà gây rối an ninh trật tự..…Hay
lợi dụng vụ việc quần chúng nhân dân phản ứng quyết liệt trong việc tranh chấp
đất đai ở xã Đồng Tâm để xuyên tạc sự thực, bôi nhọ, nói xấu Đảng,
nhà nước ta nhằm gây chia rẽ cả trong nội bộ quần chúng nhân dân.
Đối
với những người không tiếp xúc trực tiếp với sự việc, bằng biện pháp tạo “hiệu
ứng lây lan”, lợi dụng “tâm lý đám đông”, bản tính tò mò, hiếu kỳ và sự quan
tâm chia sẻ của quần chúng nhân dân trên khắp các vùng miền đất nước, cả trong
và ngoài nước, đặc biệt là cộng đồng mạng xã hội… Mục đích nhằm gây chú ý, kích
động tạo làn sóng phản đối, biểu tình, gây mất an ninh chính trị tập trung vào
bộ phận quần chúng nhận thức sai lầm thiếu thông tin, thiếu hiểu biết…
Đổi trắng thay đen, bịa chuyện đặt
điều, kích động… là chiêu trò không còn lạ của bọn phản động, phần tử cơ hội chống
phá Đảng, nhà nước và nhân dân ta song điều đáng nói ở đây là trong dư luận
quần chúng đang tồn tại việc đổ lỗi chính quyền, nghi ngờ năng lực lãnh đạo của
Đảng mà quên mất hay phủ nhận sạch trơn những công lao to lớn, những thành tựu đạt được của công cuộc đổi mới đất nước ta hơn 30 năm. Thành quả đó là do sự lãnh
đạo tài tình của Đảng cộng sản Việt Nam, sự quản lý của Nhà nước và sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc, điều đó là tất yếu khách quan không thể phủ nhận.
Trái
ngược với sự thông cảm, chia sẻ dành cho những sự thiếu hiểu biết pháp luật của
bộ phận quần chúng, sự thiếu sót trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của cơ quan
nhà nước thì những người này chỉ chăm chăm vào phân tích rằng chính quyền đã
làm gì, vẽ thêm những giả thuyết phi thực tế mà chúng tưởng tượng ra, rồi hậu
quả, rồi hệ lụy…Họ quá mù quáng và tin tưởng mãnh liệt rằng một người sẽ nhận
được những gì anh ta xứng đáng được nhận đến mức họ sẵn sàng hợp lý hóa những
hành vi sai trái không thể giải thích
được bằng việc cho rằng đó hoàn toàn là lỗi của của chính quyền, hoặc chính
quyền đã làm điều gì đó để bị như vậy.
Trong
quá trình chiến đấu, xây dựng và trưởng thành, không một quốc gia, dân tộc nào
có thể khẳng định rằng không trải qua những khó khăn, không phải học những bài
học đắt giá. Nhưng để quốc gia, dân tộc ấy phát triển thịnh vượng, giàu mạnh
thì ngoài năng lực lãnh đạo xuất sắc của chính đảng cầm quyền, sự quản lý chặt
chẽ của nhà nước thì yếu tố đóng vai trò quyết định sự thành công đó là có được
sự ủng hộ và sức mạnh đoàn kết nơi quần chúng nhân dân. Đó là vấn đề có tính
nguyên tắc, sống còn với một quốc gia, dân tộc.
Vậy mà khi toàn Đảng, toàn dân và toàn
quân ta đang tập trung cao độ cả về tâm lực và trí lực để tìm hướng đi phù hợp
cho dân tộc, đất nước phát triển; còn đang căng mình ra để chống đỡ những khó
khăn, thách thức do cả khách quan và chủ quan mang lại. Sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ tổ quốc còn gặp muôn vàn gian khổ thì vẫn còn có bộ phận không nhỏ quần
chúng lại “ngoảnh mặt”! Thậm chí theo đuôi bọn cơ hội, vô tình biến mình thành “công
cụ” bọn phản động, bán nước cầu vinh mà không bình tĩnh suy xét ngọn ngành. Chưa
từng tự hỏi rằng bản chất của sự việc đó là gì? Quan điểm Đảng và nhà nước ta phù
hợp như thế nào? Bản thân mỗi người cần làm gì cho Tổ quốc hôm nay?...
Bởi vậy, khi có vấn đề, hãy cố gắng
trực tiếp trao đổi và chia sẻ thẳng thắn, đúng theo quy định và trình tự luật
pháp quy định, đừng vội bày tỏ cảm xúc cá nhân khi chưa tường minh. Bởi khi đó
chính bản thân chúng ta sẽ biến thành “đề tài” hay “con rối” cho bọn phản động
giật dây, lôi kéo. Khi chúng ta nên kiểm tra tính xác thực, đừng nên đồn thổi
những điều thị phi mà khiến người khác và chính bản thân chúng ta phải gánh chịu
những hậu quả khôn lường.
Hãy
cùng nhau đoàn kết, lên án và tẩy chay những luồng dư luận trái chiều, tin đồn
thất thiệt, giữ vững trận địa tư tưởng trong nhân dân, không để kẻ thù có cơ
hội lợi dụng. Đừng tự biến mình thành bất cứ nhân vật nào trong câu chuyện ngụ
ngôn kể trên, bởi dù trực tiếp hay gián tiếp thì việc tạo ra rạn nứt, dẫn đến chia
rẽ mối quan hệ và là nguyên nhân gây ra hậu quả nghiêm trọng thì đều sai trái
và đáng nên án. Cảnh giác trước thủ đoạn của bọn cơ hội, phản động, nếu không
muốn một ngày nào đó chính chúng ta sẽ bị chúng biến thành nạn nhân./.
Nhận xét
Đăng nhận xét