CÁCH ỨNG XỬ VỚI TIN ĐỒN TIÊU CỰC

 Psy34PB89
Có thể nói trong năm 2016 đã qua là một năm bùng nỗ của vấn nạn tin đồn và những tác hại, ảnh hưởng của nó trên phạm vi toàn cầu. Song hành với sự phát triển mạnh mẽ của mạng Internet, mạng xã hội Facebook, Zalo, Twiter,.. đã làm cho sự cơ chế lan truyền của tin đồn trở nên nhanh chóng hơn bao giờ hết, vượt qua mọi không gian và thời gian, tin đồn giờ đã trở thành một hiện tượng thường ngày của đời sống, không loại trừ một quốc gia dân tộc nào. Đối tượng của tin đồn có thể là một cá nhân. một tổ chức một chế độ xã hội, từ người dân thường đến những người nổi tiếng, thậm chí là những nguyên thủ quốc gia, không loại trừ một ai.
Những tác hại của tin đồn tiêu cực là rất to lớn, tuy nhiên trên thực tế khi truyền tải và tiếp nhận thông tin, nhiều người không phân biệt và nhận diện được thông tin đó có phải là tin đồn hay không? Vậy trước hết cần phải hiểu tin đồn xuất hiện như thế nào?
Tin đồn là phương thức giao tiếp bằng ngôn ngữ diễn ra hàng ngày trong đời sống, trong đó các thông tin được truyền từ người này sang người khác. Do mức độ thu nhận thông tin, do cá tính và cách nhìn nhận vấn đề của các cá nhân là khác nhau dẫn đến các đối tượng tiếp nhận nội dung thông tin theo cách hiểu của mình, và do vậy thông tin thường bị biến dạng, méo mó.
Theo các nhà tâm lý học, sở dĩ tin đồn lan truyền bởi vì nó thực hiện 2 chức năng, đó là giải thích và giải toả sự căng thẳng tinh thần mà mỗi cá nhân cảm thấy. Bởi khi một ai đó khi tiếp nhận tin đồn với tính chất của nó thường gây ra những áp lực và ảnh hưởng tâm lý không nhỏ do đó nảy sinh nhu cầu được chia sẻ, giải tỏa về tâm lý. Cơ chế hình thành của tin đồn thường theo 3 cơ chế đó là:
Thứ nhất là sự rút bớt chi tiết: Khi tin đồn lan đi nó có xu hướng ngắn hơn, xúc tích hơn, dễ nắm bắt, dễ kể lại hơn. Và do đó trong những lần thuật lại kế tiếp càng ít từ được dùng và càng ít chi tiết được đề cập đến.
Thứ hai, sự nhấn mạnh là sự tăng thêm một số chi tiết chiếm vị trí trung tâm trong ý nghĩa của những lời đồn, điều này còn phụ thuộc vào nhiều nhân tố như: lưu giữ lại những yếu tố kỳ quặc, những thông tin gây chú ý, sự thay đổi về con số theo hướng gia tăng, chẳng hạn tăng số lượng người, số thiệt hại, lời giải thích thêm của người tường thuật.
Thứ ba, sự sắp xếp lại: đây là một quá trình bảo tồn và tổ chức lại những thông tin xung quanh một số động cơ, sở thích của các cá nhân. Quá trình ấy là kết quả hấp dẫn của những tập quán, động cơ, lợi ích và tình cảm của những người tiếp nhận lời đồn đối với vấn đề được nêu.
Các quá trình rút bớt, nhấn mạnh, sắp xếp lại trong tin đồn không phải là một cơ chế độc lập mà chúng được thực hiện đồng thời với nhau và phản ánh một quá trình mang tính nội tâm duy nhất mà có kết quả là tính tự kỷ và sự xuyên tạc vốn là đặc tính của tin đồn. Chính vì vậy tin đồn bao giờ cũng xuất phát từ dụng ý hay thói vị kỷ của ai đó và tận dụng tối đa những kênh thông tin để chuyển tải đến cộng đồng. Một cái tin công an bắt chủ tịch của một ngân hang đã khiến dân chúng đi rút tiền ầm ầm, một cái tin về rau bẩn khiến các bà nội trợ hoang mang nhìn ở đâu cũng nghĩ là vi trùng, còn người nông dân thì điêu đứng vì sản phẩm trồng ra mà không ai mua. Rồi các loại tin “lộ hàng” hay những màn đánh ghen, bôi nhọ cá nhân của các nhân vật nổi tiếng, những tin về cướp bóc hung bạo… Những loại tin thất thiệt như thế giờ nhiều vô kể, chúng ta có thể thấy hằng ngày, hằng giờ trên các kênh thông tin internet, mạng xã hội...
Trước đây, tin đồn hầu hết thể hiện một mong muốn ước ao nào đó của người dân để đời sống xã hội tốt đẹp lên, còn bây giờ tin đồn biến tướng một cách khủng khiếp. Người ta tung tin thất thiệt vì thù tức cá nhân, vì cạnh tranh trong làm ăn nhưng cũng có những thể loại chỉ để nhằm cho vui hay đơn giản là để “câu like” trên mạng xã hội Facebook hoặc lợi dụng vào đó để trục lợi.
Một điểm đáng lưu ý ở đây là trong các tin đồn nói chung có nhiều tin đồn không xác thực, một số tin đồn xác thực, một số khác chứa dựng cả 2 yếu tố: Nhiều thông tin chi tiết trong tin đồn là sai lệch nhưng vấn đề mà nó đề cập lại là có thật Ngay cả khi tin đồn là sai hoàn toàn thì nó vẫn chứa đựng một dạng "sự thật", bởi nó cho chúng ta biết rằng có một chuyện gì đó đang diễn ra và đòi hỏi cần phải xử lý. Ví dụ tin đồn về “thực phẩm bẩn”. Những tin đồn tiêu cực đem lại nhiều cảm xúc hơn và thường dễ được lan truyền hơn tin đồn tích cực. Tin đồn có thể xuất hiện trước dư luận xã hội. Ví dụ, trước thông tin giá xăng tăng, người ta đổ xô đi mua xăng..., đó là hiệu ứng của tin đồn. Khi giá xăng đã được thông báo chính thức và niêm yết cụ thể, sẽ không ai còn tiếp tục đổ xô đi làm như vậy nữa. Lúc này sẽ có những ý kiến: nào là giá xăng đắt hơn đợt trước, xăng bên Mỹ hoặc Trung Quốc có giá thấp hơn ở Việt Nam..., đó là dư luận.
Vậy ứng xử như nào với tin đồn?
Cách hữu hiệu để ngăn chặn tin đồn là đi trước đón đầu hoặc lấp đầy thông tin. Nói một cách khác phải loại bỏ mọi nguy cơ có thể phát sinh tin đồn, bằng cách cung cấp thông tin cụ thể, minh bạch. Nhưng trước khi các cơ quan chức năng minh bạch được thông tin thì mỗi cá nhân khi đứng giữa dòng xoáy tin đồn đó nếu chúng ta muốn thoát ra thì phải phản ứng tích cực với tin đồn theo cách cái gì chứng minh được thì chứng minh, cái gì không chứng minh thì phải thận trọng. Cách ứng xử rõ nhất ở đây là chúng ta phải phân tích tin đồn ấy có tác hại, ảnh hưởng đến mình như thế nào, mình đang ở đâu để mà lựa chọn cách phản ứng cho phù hợp. Trong thời buổi hiện nay, hơn bao giờ hết chúng ta cần phải tỉnh táo trước những thông tin chưa được kiểm chứng hoặc chưa có thông báo chính thức từ cơ quan chức năng.

                                                                  Psy34PB89(Ninh)

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

ÁM THỊ VÀ ĐỒNG NHẤT HÓA, NHỮNG CƠ CHẾ TÂM LÝ XÃ HỘI DỄ BỊ KẺ XẤU LỢI DỤNG

“TỰ DIỄN BIẾN”, “TỰ CHUYỂN HÓA” CUỘC ĐẤU TRANH KHÔNG KHOAN NHƯỢNG

Ông Bùi Tín không thể xuyên tạc lịch sử