NGĂN CHẶN SỰ XÂM LĂNG VĂN HÓA TỚI XÃ HỘI NƯỚC TA HIỆN NAY
81HN24MA
Hiện nay, nước ta đang bước vào thời kì mở cửa hội nhập quốc tế, đây là cơ hội cho sự giao lưu, hợp tác với nhiều nền văn hóa khác nhau trên thế giới. Bên cạnh việc tiếp thu những giá trị văn hóa tiên tiến của nhân loại, thì quá trình hội nhập cũng là điều kiện cho sự xâm lăng, thẩm lậu của những giá trị phản văn hóa, lối sống, thị hiếu phương Tây không phù hợp với con người Việt Nam, đe dọa làm mất đi truyền thống, bản sắc văn hóa của dân tộc nếu như mỗi chúng ta khi tiếp thu không có chọn lọc. Cùng với đó là sự chống phá của các thế lực thù địch, phản động trên lĩnh vực tâm lý, tư tưởng hướng vào một bộ phận dân chúng nước ta có trình độ dân trí thấp, đồng bào dân tộc ít người, một bộ phận giới trẻ thiếu kinh nghiệm sống, thích ăn chơi, đua đòi, hưởng thụ và những người không có khả năng miễn dịch trước sự tấn công của văn hóa ngoại lai... nhằm gieo rắc những thói hư, tật xấu, phá bỏ những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Làm cho các tệ nạn xã hội gia tăng với quy mô và tính chất ngày càng phức tạp, nghiêm trọng; nhiều vụ án mạng đã xảy ra với cùng một kịch bản giết hại nhiều người hoặc cả gia đình; tổ chức quan hệ tình dục tập thể, hiếp dâm trẻ em, cướp bóc lộng hành giữa ban ngày, sử dụng ma túy trong học đường .... đã và đang gây nhức nhối và tâm lý bất an cho toàn xã hội. Vì thế, việc ngăn chặn, đẩy lùi sự xâm lăng của văn hóa xấu độc ảnh hưởng tới nước ta là yêu cầu cấp bách không chỉ với các cơ quan chức năng, những người làm văn hóa mà cần có sự chung tay góp sức của toàn xã hội. Trước tiên, chúng ta cần phải thiết lập lại trật tự, kỷ cương của toàn xã hội, nâng cao hiệu quả hoạt động của các thiết chế xã hội, thiết chế văn hóa, tính nghiêm khắc của hệ thống pháp luật; xây dựng môi trường văn hóa trong sạch, lành mạnh; nêu cao những giá trị tốt đẹp của văn hóa truyền thống dân tộc, một mặt để gìn giữ, nâng niu và phát huy những giá trị, không để nó phai nhạt, xâm hại trước những tác động của văn hóa xấu độc, văn hóa ngoại lai; mặt khác, quan trọng hơn, là sử dụng các hệ giá trị ấy để giáo dục, rèn luyện con người thành những người có văn hóa. Xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ; văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.\.

81HN24MA

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

ÁM THỊ VÀ ĐỒNG NHẤT HÓA, NHỮNG CƠ CHẾ TÂM LÝ XÃ HỘI DỄ BỊ KẺ XẤU LỢI DỤNG

“TỰ DIỄN BIẾN”, “TỰ CHUYỂN HÓA” CUỘC ĐẤU TRANH KHÔNG KHOAN NHƯỢNG

Ông Bùi Tín không thể xuyên tạc lịch sử