YÊU CẦU TRONG XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA QUÂN SỰ  
Ở CÁC TẬP THỂ QUÂN NHÂN HIỆN NAY
BP76MA24
Văn hóa quân sự là một mặt hoạt động nội dung công tác đảng, công tác chính trị trong quân đội, có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hình thành, phát triển nhân cách người cán bộ, chiến sĩ, xây dựng mối quan hệ đoàn kết gắn bó giữa các quân nhân với nhau, qua đó góp phần phòng ngừa, ngăn chặn những loại văn hóa độc hại đang có chiều hướng thâm nhập vào các tập thể quân nhân hiện nay.
Thực tiễn hoạt động ở các đơn vị cho thấy đang tồn tại, phát triển khá nhiều những biểu hiện phản văn hóa, phi văn hóa trong cán bộ, chiến sĩ như: Cán bộ còn biểu hiện quân phiệt với chiến sĩ, mang mặc quân phục trong giờ hành chính không đúng quy định, năng lực quản lý, chỉ huy kém hiệu quả, lời nói không đi đôi với làm,.. làm mất uy tín trong chỉ huy, mất niềm tin trước cấp dưới; còn khá nhiều hạ sĩ quan binh sĩ chưa thực hiện nghiêm chức trách, nhiệm vụ được giao, thiếu cố gắng trong huấn luyện, rèn luyện, ngại khó khăn vất vất dẫn đến hành vi đào bỏ ngũ, vắng mặt trái phép và vi phạm các tệ nạn xã hội khác,…những biều hiện trên đều không đúng với truyền thống văn hóa tốt đẹp của quân đội nhân dân Việt Nam.
Để góp phần khắc phục thực trạng trên trước tiên cần nâng cao trình độ nhận thức về truyền thống lịch sử đấu tranh dựng nước, giữ nước của dân tộc, quân đội cho các quân nhân, kết hợp trang bị kiến thức với chuyển hóa kiến thức thành niềm tin và hành động cụ thể của cán bộ, chiến sĩ. Đây là yêu cầu vô cùng quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến chất lượng, hiệu quả văn hóa nói chung, trong Quân đội ta nói riêng. Thực chất là nâng cao khả năng hiểu biết và hành động thực tiễn cho cán bộ, chiến sĩ về loại hình văn hóa quân sự, nhằm hoàn thiện, phát triển nhân cách người quân nhân cách mạng, đáp ứng tốt yêu cầu, nhiệm vụ từng đơn vị.
Thường xuyên củng cố, kiện toàn và đưa vào hoạt động có nền nếp, chất lượng, hiệu quả hệ thống các thiết chế văn hóa ở đơn vị cơ sở. Hệ thống các thiết chế văn hóa ở đơn vị cơ sở là công cụ, phương tiện chủ yếu để cung cấp thông tin và truyền tải các giá trị văn hóa đến từng cán bộ, chiến sĩ. Nó là điều kiện vật chất quan trọng cho tiến hành hoạt động văn hóa và nâng cao trình độ văn hóa của bộ đội. Hệ thống thiết chế văn hóa ở đơn vị cơ sở gồm: nhà văn hóa, câu lạc bộ thanh niên, thư viện, phòng Hồ Chí Minh, hệ thống truyền thanh nội bộ, bảng tin,…
Phát triển mạnh mẽ các hoạt động văn hóa - tinh thần theo hướng dân chủ hóa cả về nội dung và hình thức thể hiện. Hoạt động văn hóa là phương thức trao đổi giá trị văn hóa và sáng tạo ra các giá trị văn hóa mới nhằm xây dựng con người về tư tưởng, đạo đức, lối sống. Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy cá nhân và xã hội phát triển. Muốn vậy, cần làm cho mỗi cán bộ, chiến sĩ hiểu rằng: hoạt động văn hóa là một động lực tích cực, cần có sự tự giác tham gia của mỗi quân nhân, hoạt động đó phải xuất phát từ nhu cầu nội tại của mỗi quân nhân và tập thể đơn vị.

Thực hiện tốt các yêu cầu cơ bản trên có tác dụng trực tiếp nâng cao đời sống văn hóa chính trị tinh thần của cán bộ, chiến sĩ trong các đơn vị hiện nay. Đồng thời tạo nên khả năng “miễn dịch tâm lý” nhằm ngăn chặn, đẩy lùi các loại văn hóa độc hại từ bên ngoài có xu hướng lan tràn, thâm nhập vào đơn vị./.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

ÁM THỊ VÀ ĐỒNG NHẤT HÓA, NHỮNG CƠ CHẾ TÂM LÝ XÃ HỘI DỄ BỊ KẺ XẤU LỢI DỤNG

“TỰ DIỄN BIẾN”, “TỰ CHUYỂN HÓA” CUỘC ĐẤU TRANH KHÔNG KHOAN NHƯỢNG

Ông Bùi Tín không thể xuyên tạc lịch sử