Cảnh giác với luận điệu xuyên tạc về vụ việc Trịnh Xuân Thanh ra đầu thú
HrosH. Psyk11
Như chúng ta đã biết, ngày 31/7/2017, Bộ Công an đã thông tin
Trịnh Xuân Thanh, nguyên phó chủ tịch tỉnh Hậu Giang đã ra đầu thú sau gần 10
tháng lẩn trốn. Ngay lập tức có nhiều luồng thông tin trái chiều thu hút sự
quan tâm của dư luận, nhất là sau khi Bộ Ngoại giao Đức đưa ra tuyên bố cáo
buộc Việt Nam “bắt cóc” người trên lãnh thổ Đức.
Mặc dù các cơ quan chức năng đã cung cấp các thông tin công khai
liên quan nhưng các trang mạng lề trái và các công ty truyền thông lá cải nước
ngoài vẫn tìm cách tung ra những luồng thông tin nhằm gây ra những hướng dư
luận đa chiều. Khi xem xét các thông tin một cách toàn diện, chúng ta phải
khẳng định rằng việc Trịnh Xuân Thanh đã có mặt tại Việt Nam và ra tự thú là
một sự thật, thông tin này được thông báo công khai trên trang thông tin điện
tử của Bộ Công an; còn thông tin Trịnh Xuân Thanh được cho là bị An ninh Việt
Nam “bắt cóc”là không có cơ sở.
Liên quan đến cáo buộc “bắt cóc” Trịnh Xuân Thanh tại Đức xuất
hiện nhiều thông tin không có cơ sở và hết sức mâu thuẫn nhau của cả phía Bộ
Ngoại giao Đức lẫn các trang mạng và truyền thông lá cải: Phía thì cho rằng
Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc khi đang ngồi chơi với một số người bạn tại một
công viên ở Berlin, phía thì cho rằng Trịnh Xuân Thanh bị “mật vụ bắt cóc”
trước một khách sạn rồi áp tải lên xe. Thậm chí có thông tin còn dựng lên
chuyện Việt Nam đã thuê phía nước ngoài “bắt cóc” rồi đang sang nước khác và áp
tải về Việt Nam.
Thực tế rằng, cho đến nay Bộ Ngoại giao Đức cũng chỉ đưa ra “cáo
buộc” dựa trên những thông tin trên các trang truyền thông, mà chưa đưa ra được
bất kỳ bằng chằng chứng cụ thể nào. Phía Đức luôn tự cho rằng đã tăng cường
kiểm soát chặt chẽ an ninh sau các vụ khủng bố tại Berlin trước đó, nhưng hoàn
toàn không đưa ra được một minh chứng cụ thể cho “cáo buộc” với phía nhà nước
Việt Nam. Chính Đức đã lúng túng sau những quyết định vội vàng và thiếu cơ sở,
thiếu chứng cứ, thậm chí là bị “dắt mũi” bởi báo chí không chính thống.
Hơn thế nữa, ngày 03/8/2017 người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị
Thu Hằng nói: “Liên quan đến phát biểu của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Đức
xung quanh vụ việc Trịnh Xuân Thanh, tôi lấy làm tiếc về phát biểu của Người
phát ngôn Bộ Ngoại giao Đức ngày 2/8″. Hơn thế nữa, Đài Truyền hình Việt Nam
cũng đã dẫn đơn xin tự thú của ông Thanh, trong đó có đoạn: “Tôi thấy lo sợ
trước kết luận về vi phạm của tôi và phải chịu trách nhiệm là người đứng đầu
trong thua lỗ của PVC. Do lo sợ, suy nghĩ không hết, tôi đã quyết định trốn tại
Đức. Trong thời gian này cuộc sống trốn tránh, bấp bênh luôn lo sợ. Được sự
động viên của gia đình, bạn bè, tôi đã về Việt Nam và ra đầu thú tại Cơ quan An
ninh điều tra để được hưởng sự khoan hồng của Đảng, Nhà nước và pháp luật”.
Ngoài ra, trong đoạn phỏng vấn với Trịnh Xuân Thanh, chính y đã
nói:“Trong quá trình trốn chạy mình cứ nghĩ về việc mình làm, thời điểm đó rất
nông nổi, suy nghĩ không chín chắn, quyết định đi trốn. Trong quá trình như
thế, mình thấy rằng mình cần phải về để đối diện với sự thật.Cái thứ hai nữa là
mình về mình ngẫm lại, nhận thức được, báo cáo nhận khuyết điểm, xin lỗi.Gia
đình đã động viên mình xin tự thú tại công an.”
Như vậy, những thông tin cáo buộc an ninh Việt Nam bắt cóc Trịnh
Xuân Thanh là không có cơ sở. Chính vì vậy, mỗi chúng ta cần phải cảnh giác với
những thông tin trái chiều, và không nên bị chi phối bởi những thông tin thêu
dệt, xuyên tạc liên quan đến Trịnh Xuân Thanh trên các trang mạng và truyền
thông không chính thống. Các thông tin sai lệch đó là do các thế lực thù địch
đang âm mưu chống phá Đảng và Nhà nước Việt Nam. Chúng muốn lợi dụng vụ việc
Trinh Xuân Thanh ra đầu thú để thêu dệt, bóp méo sự thật, dùng làn sóng truyền
thông để hô biến Trịnh Xuân Thanh từ một tên tội phạm kinh tế trở thành một
người tỵ nạn chính trị. Khi đã có vé tỵ nạn, nghiễm nhiên những gì Trịnh Xuân
Thanh phát ngôn sẽ là kịch bản đã được dựng sẵn của chúng. Điểm tiếp theo nếu
vở kịch thành công sẽ là nhiều thông tin từ nội bộ lãnh đạo Đảng và Nhà nước
Việt Nam phát ra từ Trịnh Xuân Thanh được xuyên tạc, bôi nhọ, đánh vào uy tín
của Đảng và Nhà nước Việt Nam, gây sự hoài nghi trong dư luận. Điều này không
quá khó khăn với các tập đoàn truyền thông vốn nổi tiếng dắt mũi dư luận như
BBC, VOA,vv… luôn chịu sự chỉ đạo của các thế lực chính trị phương Tây.
Thiết nghĩ, tại sao chúng ta không nhận ra một điều rằng, Trịnh
Xuân Thanh là một người vi phạm pháp luật, việc y bị pháp luật Việt Nam trừng trị
là một điều hoàn toàn đúng đắn, và điều chúng ta cần quan tâm là pháp luật Việt
Nam sẽ xử lý như thế nào? Đó mới là cái mọi người nên cần quan tâm lúc này, bởi
lẽ việc thượng tôn pháp luật Nhà nước Việt Nam phải được đặt lên hàng đầu và là
thứ chúng ta cần biết rõ hơn thay vì những thông tin chưa chính xác, đặc biệt
những thông tin lại do truyền thông nước ngoài đưa ra./.
Ksor H
(Tổng hợp từ Internet)
Nhận xét
Đăng nhận xét