HIỂU ĐÚNG VỀ TỰ DO NGÔN LUẬN
Lê.H.Ni.Psy.34e
Trong thời đại
phát triển của công nghệ thông tin như hiện nay, nhất là sự phổ biến của các ứng
dụng mạng xã hội như facebook, blog, skype, zalo… là điều kiện để mỗi công dân
dễ dàng thực hiện quyền tự do ngôn luận của mình. Việc chia sẽ các thông tin
báo chí, đăng tải các thông tin cá nhân trên Internet là quyền tự do con người.
Tuy nhiên, thời gian vừa qua, đã có không ít trường hợp lợi dụng Internet, đặc biệt các trang mạng xã hội để đăng tải các thông tin thiếu chính xác, xuyên tạc sự
thật, thậm chí còn bôi nhọ danh dự người khác nhằm đạt được ý đồ cá nhân. Một số
trang mạng như Thanh niên Công giáo, Nhật ký yêu nước, Việt tân thường xuyên
đang tải các thông tin sai lệch nhằm tuyên truyền cho người dân hiểu sai bản chất
sự việc, kích động mâu thuẫn, gây mất đoàn kết tôn giáo, đoàn kết dân tộc; Một
số kẻ khác tạo các tài khoản mạo danh những nhân vật như các thành viên của Nhà
nước Hồi giáo IS để khiêu khích, gây hoang mang trong dư luận…
Có thể nói,
Internet là môi trường tràn ngập thông tin đa chiều. Vì vậy, để không bị lợi dụng
vào các chiêu trò lừa đảo của các đối tượng trong và ngoài nước, mỗi cá nhân cần
có cái nhìn tổng thể, đánh giá khách quan, chính xác.
Thiết nghĩ, một
xã hội phát triển khi quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí được đảm bảo, nhất
là sự phản biện, tranh luận giữa các thành viên. Tuy nhiên, tự do ngôn luận phải
trên cơ sở tôn trọng, thông tin trung thực, khách quan và trên hết phải vì lợi
ích của nhân dân, vì mục tiêu xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh. Điều 25,
Hiến pháp 2013 nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam quy định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do
báo chí, tiếp cận thông tin…”. Nhưng, cũng như các quốc gia khác, tự do báo
chí không có nghĩa ai muốn viết gì thì viết, thì mới là dân chủ, tự do ngôn luận, bản chất của nó là vô Chính phủ!
Quyền tự do
ngôn luận toàn diện ắt sẽ bật đèn xanh cho sự tự do vu khống, tự do lừa bịp, chỉ dẫn sai lạc trong quảng cáo, tự do xuất bản các tài liệu tình dục liên quan
đến trẻ em, tự do tiết lộ các bí mật quốc gia,…Tự do ngôn luận đáng mong muốn
là tự do thể hiện quan điểm của mình đúng lúc, đúng chỗ, chứ không phải tự do
thích nói sao thì nói. Quyền tự do thể hiện quan điểm của cá nhân về vấn đề kinh tế, chính trị- xã hội , văn hóa, dân tộc các vấn đề nẩy sinh trong cuộc sống, như Điều 25 Hiến pháp 2013 nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam quy định. Chỉ có điều phải nói đúng, khách quan, không tô hồng, bóp méo sự thật, có ý đồ nói xấu, kích động, chống đối Đảng, Nhà nước. Những điều đó Hiến pháp cũng không cho phép.
Lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền, các thế lực thù địch, đang ra sức chống phá ta chúng cho rằng ở Việt Nam "không có tự do ngôn luận, tự do báo chí", vu cáo Nhà nước Việt Nam "vi phạm tự do ngôn luận, tự do báo chí". Không chúng ta không vi phạm, rất tôn trọng tự do dân chủ. Nhưng bất cứ một
hành vi mạo danh, xuyên tạc sự thật vì lợi ích cá nhân, gây mâu thuẫn, mất đoàn
kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo đều bị lên án và trừng trị theo pháp luật.
Đúng vậy! Tự do ngôn luận không đồng nghĩa với nói xàm, nói láo, lợi dụng quyền đó để mưu đồ lợi ích đen tối, đi ngược lại lợi ích, quốc gia dân tộc.
Trả lờiXóa