TL
Cần có cách nhận thức khoa học về bản chất con người Việt Nam
          Gần đây có những nhận định đánh giá sai lệch, mang tính chủ quan về con người Việt Nam.
Xin dẫn cho quý ngài biết cuộc thi tìm hiểu về Việt Nam và Thủ đô Hà Nội người nước ngoài nói về Việt Nam như thế nào không, chắc ở xa quá quý vị không biết, tôi xin dẫn lại nội dung mong tiến sĩ tham khảo:
Những người tham gia cuộc thi họ đều tự nguyện với tình yêu và lòng cảm phục nhân dân và đất nước Việt Nam. Họ thuộc nhiều lứa tuổi, có em là học sinh phổ thông trung học, có ông bà đã ở tuổi xưa nay hiếm ở tận châu Phi và Mỹ la-tinh, có người chỉ biết về Việt Nam qua sách báo và qua bạn bè chứ chưa có điều kiện đến thăm đất nước Việt Nam. Nhiều bài dự thi rất công phu tương tự một luận án  tiến sĩ cùng với những lời bình luận và tranh ảnh minh họa sinh động.
Ban tổ chức cuộc thi 'Bạn biết gì về Việt Nam' cho biết, người dự thi thuộc đủ các thành phần như viên chức, nhà ngoại giao, nhà khoa học, thương gia, kỹ sư, kiểm toán, nhà văn, nhà báo, giáo viên, quản lý ngân hàng, cán bộ hưu trí, cựu quân nhân, nông dân, sinh viên, học sinh... Người dự thi nhiều tuổi nhất là một thính giả người Pháp, ông Rơ-nê  Ðuy-răng, 77 tuổi,  và nhỏ tuổi nhất là Ða-ni-en Ka-lơ, 18 tuổi, học sinh trung học phổ thông người Ðức. Bài dự thi dài nhất gồm 80 trang là của ông Rô-nan-đô A-ri-en Pê-pê, người Ác-hen-ti-na, có nhiều tư liệu và hình ảnh về đất nước và con người Việt Nam. Ngoài việc trả lời các câu hỏi dự thi, nhiều người đã bày tỏ những tình cảm sâu sắc đối với đất nước, con người Việt Nam.
Trong bài dự thi của mình, ông I-đrít Bu-u-di-na, người Ma-rốc,  viết: Người Việt Nam và người Hà Nội rất coi trọng hòa bình. Ai cũng mơ ước có cuộc sống bình yên. Một số tên làng còn phản ánh ước mơ yên bình đó, như Yên Thái, Yên Sở. Thính giả Ga-ba Nu-hu, người Ni-giê, ví Việt Nam là một nhạc công quan trọng trong dàn nhạc các quốc gia trên mọi lĩnh vực như chính trị, kinh tế, văn hóa, y tế, ngoại giao, truyền thông. Ông Ma-i-tê Lô-pét  Pi-nô, người Cu-ba, nhân dịp này bày tỏ tình cảm của mình chứ không phải để dự thi. Ông sưu tầm cờ đỏ sao vàng, ông đọc các tài liệu về lịch sử, tôn giáo, phong tục tập quán các dân tộc Việt Nam. Ông viết: Việt Nam luôn là tấm gương của trí, dũng,  nghị lực và phẩm giá. Những đôi mắt dài đen láy hình trái bàng của người Việt Nam chất chứa bao nhiêu nghị lực và sức mạnh. Và trong những đôi mắt ấy, tôi thấy những người anh hùng đã chiến đấu vì độc lập tự do của dân tộc. Nhà báo Nga Gen-na-đi A-na-tô-lê-vich Ép-đô-ki-mốp, tâm sự: Một người bạn của tôi đi du lịch Việt Nam trở về với tâm trạng như được chắp cánh, dường như có một con rồng Việt Nam đã cho anh mượn đôi cánh nhẹ nhàng bất tử. Ở đó có tất cả, những con đường tuyệt vời, những ngôi nhà ấm cúng. Tóm lại, ở đây có tất cả những gì mà người ta có thể mơ ước. Hai nước Nga và Việt Nam thật gần gũi, thậm chí gần gũi hơn những nước mà lịch sử xếp đặt là láng giềng của nhau. Ông Tô-ki-ta Mi-chi-ô, 64 tuổi, người Nhật Bản sống tại Y-a-ma-ga-ta, cho biết, ở địa phương của ông thành lập Hiệp hội câu lạc bộ những người nghe Ðài TNVN. Thông qua chương trình tiếng Nhật của Ðài, ông có được những thông tin về chính trị, kinh tế, xã hội của Việt Nam. Thật là thư thái sau một ngày lao động mệt nhọc lại được ngồi bên chiếc ra-đi-ô nhỏ xíu mà lại hình dung được cả hình dáng và cuộc sống của đất nước và con người Việt Nam. Ông Ka-sem Thang Thong, người Thái-lan, bộc bạch, ông nghe Ðài TNVN liên tục từ hơn 30 năm nay. Lời mở đầu  từ chiếc ra-đi-ô: Ðây là Tiếng nói Việt Nam, phát thanh từ Hà Nội, Thủ đô nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã trở nên quen thuộc đối với ông mỗi khi đồng hồ điểm 18 giờ 30  phút hằng ngày.
Cuộc thi 'Hà Nội - điểm hẹn của bạn' và Triển lãm ảnh 'Hà Nội nghìn năm qua con mắt bạn bè quốc tế' được rất nhiều bạn bè quốc tế tham gia. Có những người công tác và làm ăn tại Việt Nam, có những người đến thăm và khám phá đất nước và con người Việt Nam.... Một số bạn bộc bạch, Việt Nam có 'sức hút kỳ lạ' đối với nhiều người nước ngoài. Việt Nam có tương lai phát triển và năng động. Ông Mác Ra-pô-pót, người Mỹ, cho rằng: 'Hà Nội đã hút hồn tôi. Tôi đã đến thăm 64 nước trên thế giới, nhưng khi đặt chân đến Hà Nội, tôi đã bị hút hồn, cho dù Hà Nội không hoa lệ như TP Thượng Hải hay Hồng Công, không sầm uất như TP Niu Oóc.  Một bạn Mỹ khác có tên là Sác-lơ Prai-xơ, sống tại Hà Nội bốn năm nay, do có 'tình cảm' và mong muốn tìm hiểu sâu sắc về Hà Nội, đã cùng một nhóm bạn bè lập ra trang tin điện tử newhanoian.com (Người Hà Nội mới) để tạo điều kiện cho cộng đồng người nước ngoài ở Hà Nội gần gũi nhau và hội nhập với Hà Nội.
 Người bạn Pháp lâu năm Phi-líp Sa-planh cho biết, giải thưởng không phải là mục đích cuối cùng của tôi, mà là sự khởi đầu của một đam mê mới. Tôi đã lập ra trang tin điện tử về cuộc sống Hà Nội (hanoilavie.com) bằng ba thứ tiếng: Việt, Pháp và Anh để giới thiệu về 36 phố phường Hà Nội. Ông Mô-ha-mét A-ri-ép, người In-đô-nê-xi-a, đã đến Hà Nội lần đầu vào năm 1975 rồi ở lại sống tại Việt Nam. Ông thổ lộ: Gia đình tôi đã sống theo nếp văn hóa Việt Nam, các thành viên gia đình giao tiếp với nhau bằng tiếng Việt. Tôi cảm thấy hạnh phúc về quyết định gắn bó phần đời còn lại của mình với Việt Nam. Ông Xa-đi Xa-la-ma, Phó Ðại sứ Pa-le-xtin tại Hà Nội, 'con rể' của Hà Nội, đã coi Việt Nam là 'một huyền thoại'.  Ông nói: Tôi ham thích được khám phá Việt Nam. Với vốn tiếng Việt của mình, tôi có thể hát được quan họ 'khá chuẩn'. Tôi đã 'bén duyên' với một cô gái Hà Nội và trở thành con rể của Việt Nam. Con gái chúng tôi đã học xong và trở lại quê ngoại làm việc tại Văn phòng đại diện UNESCO ở Hà Nội. Việt Nam đã trở thành quê hương thứ hai của tôi.
 Bà I-ri-na Bô-cô-va, Tổng Giám đốc UNESCO, có mặt tại Hà Nội  tham dự Ðại lễ kỷ niệm 1000 Thăng Long-Hà Nội, đã bày tỏ tình cảm, sự mến phục đối với Việt Nam và  rất vui khi mặc chiếc áo dài của phụ nữ Việt Nam giữa những ngày tháng 10 lịch sử của Việt Nam. Và còn rất nhiều,  rất nhiều những cảm xúc và đánh giá khác được bạn bè quốc tế thể hiện trong các bài dự thi của mình, trong những cuộc tiếp xúc ở Hà Nội. Cảm ơn những tình cảm của bạn bè năm châu đối với Việt Nam trên đường phát triển và hiện đại hóa.
Gần đây Tổng thống Obama đã nhận định: 'Sự thân thiện của Việt Nam đã chạm tới trái tim tôi'. Trong 30 phút phát biểu trước 2.000 trí thức và doanh nhân Việt, ông Obama đã đưa ra nhiều thông điệp về quan hệ hai nước, khẳng định Mỹ sẽ là người bạn tin cậy của Việt Nam.
          Vậy mà vẫn có những trí thức mang tên Việt, dòng máu Việt lại có những nhận định, đánh giá sai lệch mang tính chủ quan, thiếu cơ sở khoa học về bản chất con người Việt Nam.
Thưa ngài, ngài có biết từ lâu các học giả nước ta đã chú ý nghiên cứu con người và nhất là con người Việt Nam từ nhiều góc độ, ở tầm khoa học và triết học về con người nói chung và con người Việt Nam nói riêng? Chúng ta, cần hiểu rằng việc nghiên cứu con người Việt Nam phải được đặt trong một hệ thống khoa học liên ngành duy nhất – quy về một mối với cái nhìn toàn diện, toàn cục, tổng thể. Phương pháp luận khoa học chuyên ngành và liên ngành, tổng hợp, đã có sự kết dính hệ thống chỉnh thể. Có như thế mới tránh được "nhận thức phiến diện, chủ quan, duy ý chí", "thấy cây mà không thấy rừng" (và thấy rừng mà không thấy cây), tránh được sai lầm "sờ voi" của các thầy bói mù.
 Tám nhận định đánh giá của ngài dựa vào cơ sở lý luận và phương pháp luận nào vậy? Phải chăng cách tiếp cận của ngài có nguyên nhân trong tư duy kinh nghiệm, cảm tính, thiển cận theo diễn biến của thực tiễn từng lúc nên thiếu tầm nhìn xa, lại có biểu hiện giáo điều, ít sáng tạo đột phá, đi sâu, ít quan tâm xây dựng tầm nhìn mới khoa học, nhất là khoa học về con người. Tư duy một dòng, một chiều như thế dễ phụ thuộc một chiều vào chính trị, đó là tư duy đồng nhất với chính trị thực tiễn.
Mong ngài đọc thêm các công trình nghiên cứu của GS.VS. Phạm Minh Hạc, Nghiên cứu con người và nguồn nhân lực đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001), của PGS, TS. Nguyễn Văn Huyên, "Mấy vấn đề triết học xã hội và phát triển con người" (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002) là những công trình có giá trị định hướng phương pháp luận cụ thể về nghiên cứu con người ở Việt Nam.
Muốn đánh giá chính xác con người Việt Nam, cần phải tiếp cận ở tầm nhân học cụ thể chuyên ngành. Trong nhân học, với cái nhìn toàn diện, theo tôi hiểu, không chỉ xem xét con người từ một mặt nào mà là cả từ nhân chủng, từ sinh vật và sinh thể, từ kinh tế, văn hoá, chính trị, đạo đức, từ tâm lý, tâm linh hay tư tưởng, phong tục. Phải nhìn đầy đủ các góc độ và cấp độ của con người cả bề rộng, lịch đại và đồng đại; phải kết hợp phương pháp luận tổng thể và phương pháp luận phân tích bộ phận cụ thể; nghiên cứu lý luận và nghiên cứu thực tế, thực nghiệm; nghiên cứu đinh tính với nghiên cứu định lượng; nghiên cứu nhân cách với nghiên cứu môi trường lịch sử, trong đó con người họat động và sáng tạo với những nhu cầu, lợi ích, giá trị cụ thể .... mới có thể cho nhận xét đúng đắn về bản chất con người Việt Nam.
Người Viết: Tiến sĩ Trần Tỉnh Sáng


Nhận xét

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

ÁM THỊ VÀ ĐỒNG NHẤT HÓA, NHỮNG CƠ CHẾ TÂM LÝ XÃ HỘI DỄ BỊ KẺ XẤU LỢI DỤNG

“TỰ DIỄN BIẾN”, “TỰ CHUYỂN HÓA” CUỘC ĐẤU TRANH KHÔNG KHOAN NHƯỢNG

"ỦY VIÊN TRUNG ƯƠNG" VIỆT TÂN HÀ ĐÔNG XUYẾN LÀ ADMIN HỘI ANH EM DÂN CHỦ