Tham gia sản xuất, xây dựng kinh tế là một chức năng, nhiệm vụ chính trị quan trọng, có ý nghĩa chiến lược lâu dài, thể hiện bản chất cách mạng, truyền thống tốt đẹp của Quân đội Nhân dân Việt Nam.



DQ.Psy11
Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khoá XII về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa. Thời gian gần đây dư luận xã hội quan tâm nhiều đến việc quân đội làm kinh tế. Đặc biết trên một số trang mạng xã hội đã liên tiếp đăng tải những bài viết xuyên tạc, phủ nhận về vai trò của quân đội tham gia vào hoạt động kinh tế, đưa ra những luận điệu dưới dạng mật mờ như: “quân đội làm kinh tế - phúc và họa”, “Quân đội cần kết thúc việc làm kinh tế, chỉ huấn luyện chiến đấu”, để hướng lái dư luận theo quan điểm sai trái rằng: “quân đội không nên làm kinh tế”.
Chúng ta khẳng định rằng chủ trương quân đội lao động sản xuất, xây dựng kinh tế là của Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng. Đây là một trong ba nhiệm vụ được giao cho quân đội, là xây dựng đội quân chiến đấu, đội quân công tác và đội quân sản xuất. Hiện nay, chủ trương của Đảng, nhà nước, Quân ủy Trung ương vẫn xác định quân đội lao động sản xuất, xây dựng kinh tế là nhiệm vụ cơ bản, chiến lược lâu dài. Do là chủ trương chiến lược của Đảng và Nhà nước, Quân ủy Trung ương nên không ai có thể nói kết thúc, hay không thực hiện theo ý chủ quan là được. 
Nhìn lại lịch sử, chính sách Ngụ binh ư nông “gửi binh ở nông: gửi quân vào nông nghiệp, cho binh lính lao động, sản xuất tại địa phương trong một khoảng thời gian xác định”, là chính sách xây dựng lực lượng quân sự thời phong kiến ở Việt Nam, áp dụng từ thời nhà Đinh đến thời Lê Sơ. Việc đưa quân vào làm kinh tế thời bình nhằm giải quyết được một người lượng lớn các khoản lương thực, nuôi quân của triều đình xưa. Ngụ binh ư nông thể hiện mối liên kết hài hoà giữa việc quân sự và nông nghiệp, giữa kinh tế và quân sự, chuyển hóa nhanh từ thời bình và sang thời chiến và ngược lại. Nhờ vào chính sách này mà lực lượng quân đội rất hùng mạnh, nông nghiệp luôn đảm bảo nguồn lượng lương thực, duy trì cho thời chiến. Trong quân đội thời phong kiến nhờ vào chính sách này mà nhà Lý có 10 vạn quân tham chiến chống nhà Tống xâm lược, nhà Trần có tới hơn 20 vạn quân chống Mông - Nguyên và thời Lê sơ thì con số này lên đến khoảng 35 vạn quân. Để chiến đấu và chiến thắng thì chính sách Ngụ binh ư nông chính là phương pháp tốt nhất, để có thể phát động chiến tranh nhân dân hàng ngàn năm qua trước các thế lực lớn mạnh hơn ta rất nhiều lần.
Trong hai cuộc kháng chiến của dân tộc Quân đội ta luôn nêu cao tinh thần tự lực tự cường, tích cực tăng gia, sản xuất cải thiện đời sống bộ đội; tham gia sản xuất xây dựng hậu phương lớn miền Bắc, xây dựng căn cứ hậu cần tại chỗ trên các vùng chiến lược, thực hiện tốt chủ trương, đường lối “vừa kháng chiến, vừa kiến quốc”, “xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh giải phóng dân tộc ở miền Nam” của Đảng.
Khi hòa bình lập lại, quân đội là lực lượng xung kích, nòng cốt, tham gia đắc lực vào hàn gắn vết thương chiến tranh, phát triển KT-XH, nhất là trên các địa bàn vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.. Trong điều kiện hiện nay, vai trò của Quân đội trong thực hiện nhiệm vụ sản xuất, xây dựng kinh tế vẫn giữ vai trò hết sức quan trọng, đóng góp cho ngân sách và tránh lãng phí. Đây chính là việc tận dụng được năng lực sản xuất của quân đội mà lại phục vụ được cho dân sinh.
Đại hội XII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định 4 trụ cột của đất nước trong giai đoạn mới là: Phát triển kinh tế - xã hội là trung tâm; Xây dựng Đảng là then chốt; Phát triển văn hóa, con người là nền tảng của xã hội; Bảo đảm QPAN là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên. Đại hội XII cũng xác định: “Kết hợp chặt chẽ kinh tế, văn hóa, xã hội với QPAN và QPAN với kinh tế, văn hóa, xã hội trong từng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, chú trọng vùng sâu, vùng xa, biên giới, biển, đảo”. Do vậy, việc quân đội thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế gắn với nhiệm vụ QPAN cũng là một nhiệm vụ quan trọng của Quân đội nhân dân Việt Nam. Quân đội sẽ thôi làm kinh tế khi và chỉ khi tình hình an ninh - chính trị có những diễn biến quá phức tạp, đất nước có thể trong tình trạng ban bố chiến tranh chống xâm lược. Khi đó, nguồn lực quân đội làm kinh tế sẽ tập trung hoạt động trong lĩnh vực quốc phòng, đảm bảo mọi yêu cầu về khoa học - kỹ thuật cho quân sự, nếu chiến tranh xảy ra.

Ngày nay, việc Quốc phòng tiến hành các hoạt động kinh tế có vai trò vô cùng to lớn trên mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội. Việc làm kinh tế của quân đội không làm ảnh hưởng đến chất lượng huấn luyện, xây dựng chính quy mà càng làm tăng thêm sức mạnh chiến đấu của quân đội. Với âm mưu đen tối tìm cách làm giảm bớt chức năng của quân đội, làm suy yếu nền kinh tế của nhà nước, chúng ta cần nâng cao cảnh giác với những luận điệu xấu sa đó. Chúng ta khẳng định rằng Quân đội ta là quân đội cách mạng, “đội quân chiến đấu, đội quân công tác, đội quân lao động sản xuất”, từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, vì nhân dân phục vụ. Chức năng cơ bản đó của QĐND Việt Nam được xác lập quy định ngay từ ngày đầu thành lập và được khẳng định, phát huy trong suốt chặng đường xây dựng, chiến đấu, trưởng thành hơn 70 năm qua. Bởi vậy, dù ở bất cứ điều kiện, hoàn cảnh nào, cùng với thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ thành quả cách mạng, quân đội tích cực tham gia làm kinh tế phát triển đất nước, thực hiện thắng lợi mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

ÁM THỊ VÀ ĐỒNG NHẤT HÓA, NHỮNG CƠ CHẾ TÂM LÝ XÃ HỘI DỄ BỊ KẺ XẤU LỢI DỤNG

“TỰ DIỄN BIẾN”, “TỰ CHUYỂN HÓA” CUỘC ĐẤU TRANH KHÔNG KHOAN NHƯỢNG

Ông Bùi Tín không thể xuyên tạc lịch sử