Cách mạng Tháng Tám - Một minh chứng không thể phủ nhận

(LS) Trong suốt chiều dài của lịch sử dân tộc Việt Nam, tổ tiên ta đã vượt qua bao chông gai thử thách để sáng tạo ra nền văn minh Văn Lang rực rỡ mà hội tụ, kết tinh ở ý chí cùng hành động vươn lên trong lao động sáng tạo và chiến đấu kiên cường chống ngoại xâm để khẳng định sự tồn tại độc lập của mình, ngang hàng với các dân tộc trên thế giới. Ngay từ những ngày đầu dựng nước bản sắc dân tộc, trong đó có một giá trị đặc trưng là: ý chí tự lập, tự cường vươn lên trong khó khan thử thách  luôn được nhân dân ta giữ gìn và không ngừng bồi đắp. Với quyết tâm khôi phục nghiệp Hùng" ý chí tự lập, tự cường được lưu tồn và vun đắp bằng xương máu qua bao thế hệ người Việt đã trở thành sức sống lâu bền để dân tộc ta đấu tranh giành độc lập. Đó cũng chính là sức mạnh tiềm tàng đảm bảo cho dân tộc ta vượt qua mọi hiểm nguy, giữ vững độc lập, thống nhất và phát triển sánh vai với các nước trên thế giới.
Sau nhiều năm bôn ba khắp năm châu, bốn biển, đến năm 1920, Nguyễn ái Quốc đã tiếp thụ được Chủ nghĩa Mác - Lênin, trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên và chính Người đã cùng những nhà cách mạng Việt Nam sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam, đưa cách mạng Việt Nam bước sang một kỷ nguyên mới:  độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội.
Dưới sự lãnh đạo của chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam, trải qua các cuộc tổng diễn tập 1930 -1931, 1936 -1939, cách mạng Việt Nam đã từng bước trưởng thành. Lúc này, Cách mạng Việt Nam đứng trước thử thách: hoặc là vùng lên tự giải phóng, hoặc là ngồi im chịu trận để bọn đế quốc sang tay nhau tiếp tục thống trị nước ta. Một lần nữa tinh thần dân tộc lại được khơi dậy và phát huy mạnh mẽ. Các giới đồng bào tập hợp xung quanh các tổ chức Cứu quốc trong Mặt trận Việt Nam Độc lập đồng minh thề xả thân cứu nước, cứu nhà.
Cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền Tháng Tám năm 1945 là sự quật khởi của ý chí Dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập". Những con người nghèo đói, gầy guộc, chân đất, áo rách, tay cầm cờ đỏ sao vàng cùng gậy gộc, dao kiếm, miệng hô những khẩu hiệu cách mạng, tràn lên áp đảo quân phát xít Nhật và chính quyền tay sai, đó là hình ảnh tiêu biểu của cuộc tổng khởi nghĩa. Chỉ trong vòng nửa tháng, bằng cuộc khởi nghĩa vũ trang đồng loạt, nhân dân ta đã giành được chính quyền trong cả nước. Cách mạng Tháng Tám là một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc mang tính chất cuộc cách mạng kiểu mới, cách mạng triệt để, "Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để xây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập lên chế độ Dân chủ Cộng hòa"[1]
Cách mạng Tháng Tám thành công  là một kết quả bằng xương, bằng máu của cả một dân tộc anh hùng. Không phải như những tên giả danh nhà nghiên cứu cho rằng: “trước đó mấy tháng nước Việt Nam đã độc lập, đã thoát khỏi ách cai trị của thực dân Pháp”. Chúng cho rằng: lúc đó trên lãnh thổ còn quân Nhật, nhưng Nhật không đặt chế độ cai trị, Nhật không xâm lược, Việt Nam có chính phủ riêng, Bảo Đại đã tuyên bố Việt Nam độc lập”. Sự viển vông trên trời của các nhà nghiên cứu đó đã đi ngược lại với truyền thống và ý chí của dân tộc, phủ nhận công sức, xương máu của đồng bào ta những con người cần cù, sáng tạo và yêu chuộng hòa bình và ai sẽ là người chịu trách nhiệm khi nạn đói đang diễn ra nghiêm trọng ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ do Nhật – Pháp vơ vét hàng triệu tấn gạo của nhân dân làm hơn 2 triệu người chết đói. Vì trọng trách với dân với nước mà Đảng Cộng sản Việt Nam đã cùng toàn dân quyết đem “sức ta mà giải phóng cho ta”.
Ngày 12/3/1945, Đảng ta ra Chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”. Khi cuộc đảo chính của Nhật lật đổ Pháp để độc chiếm Đông Dương đã tạo ra một cuộc khủng hoảng chính trị sâu sắc, nhưng điều kiện khởi nghĩa chưa thực sự chín muồi. Chính vì vậy, sau cuộc đảo chính, phát xít Nhật là kẻ thù chính, kẻ thù cụ thể trước mắt duy nhất của nhân dân Đông Dương.Vì vậy, phải thay khẩu hiệu “Đánh đuổi phát xít Nhật - Pháp” bằng khẩu hiệu “Đánh đuổi phát xít Nhật”. Và rồi Đảng kịp thời đề ra khẩu hiệu: “Phá kho thóc, giải quyết nạn đói” nên đã động viên được hàng triệu quần chúng tiến lên trận tuyến cách mạng. Thực hiện chủ trương của Đảng, hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, hơn 20 triệu nhân dân ta đã nhất tề vùng dậy khởi nghĩa giành chính quyền. Cách mạng tháng tám năm 1945 thành công đã đập tan xiềng xích nô lệ của thực dân Pháp trong gần một thế kỷ, lật nhào chế độ quân chủ trong mấy nghìn năm và ách thống trị của phát xít Nhật, lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á. Nhân dân Việt Nam từ thân phận nô lệ trở thành người dân của nước độc lập, tự do, làm chủ vận mệnh của mình.
Trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa hiện nay, tinh thần Cách mạng Tháng Tám lịch sử vẫn còn nguyên giá trị là động lực, niềm tin để cho các thế hệ "con lạc, cháu rồng" phát huy trí tuệ xây dựng non sông./.




[1] Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr. 557

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

ÁM THỊ VÀ ĐỒNG NHẤT HÓA, NHỮNG CƠ CHẾ TÂM LÝ XÃ HỘI DỄ BỊ KẺ XẤU LỢI DỤNG

“TỰ DIỄN BIẾN”, “TỰ CHUYỂN HÓA” CUỘC ĐẤU TRANH KHÔNG KHOAN NHƯỢNG

Ông Bùi Tín không thể xuyên tạc lịch sử